LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 80

số các công cụ của chính sách kinh tế

[221]

, mặc dù một số ngành công

nghiệp chủ chốt (sắt thép, đường, đồng, thuốc nhuộm và dệt len) được bảo
hộ rất mạnh. Mặt khác, ở đây chúng ta có thể thấy những nét tương đồng
giữa Nhật Bản từ sau năm 1911 với Đức và Thụy Sỹ vào cuối thế kỷ XIX
và đầu thế kỷ XX. Các nước này đều áp dụng chính sách bảo hộ thuế quan
“có trọng điểm” (mức thuế trung bình vẫn duy trì ở mức độ vừa phải,
nhưng mức thuế đối với những ngành công nghiệp then chốt lại rất cao)
trong khi một số nước như Mỹ, Nga và Bồ Đào Nha lại thực hiện bảo hộ
dàn trải cho tất cả các ngành trong nền kinh tế.

Trong những năm 1920, dưới sức ảnh hưởng mạnh của Đức, Nhật Bản

bắt đầu khuyến khích việc hợp lí hóa các ngành công nghiệp then chốt
thông qua việc cho phép hình thành các các-ten và khuyến khích liên doanh
nhằm chống lại sự “cạnh tranh lãng phí”, tăng tính kinh tế theo quy mô;
tiêu chuẩn hóa và áp dụng chế độ quản lí khoa học.

[222]

Trong những năm

1930, để đối phó với khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra sau cuộc Đại Suy
thoái và nguy cơ chiến tranh, chính phủ Nhật Bản càng tăng cường các
chính sách trên và kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các các-ten, đặc biệt là đã
thông qua Luật Kiểm soát Các Ngành Công nghiệp then chốt vào năm
1931. Bằng cách đó, những nền tảng cơ bản của chính sách kinh tế sau
chiến tranh đã được thiết lập.

[223]

Cũng như nhiều nước NDC, việc xây

dựng quân đội Nhật Bản trong những năm 1930 được cho là đã có đóng
góp nhằm thúc đẩy sự phát triển của những ngành công nghiệp nặng (mặc
dù cuối cùng đã gây ra những hậu quả chính trị nghiêm trọng) thông qua
kích cầu và tạo ra sự phổ biến về công nghệ.

[224]

Mặc dù có rất nhiều nỗ lực như vậy trong suốt nửa đầu thế kỷ XX,

nhưng phải sau Thế chiến II Nhật Bản mới trở thành một cường quốc kinh
tế. Theo nghiên cứu của Maddison, trong giai đoạn 1900-1950 thu nhập
bình quân đầu người của Nhật Bản chỉ tăng trung bình 1% mỗi năm. Tốc
độ tăng này thấp hơn so với 16 nền kinh tế lớn nhất thế giới (nay là các
nước OECD) mà ông nghiên cứu trong cùng thời gian đó (1,3%/năm)

[225]

;

mặc dù cũng cần lưu ý rằng một phần của tình trạng trì trệ này là do sản

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.