LÊN GÁC RÚT THANG - Trang 93

Sỹ mới có luật về bằng sáng chế; mặc dù Hà Lan ban hành luật này vào
năm 1817, nhưng sau đó lại xóa bỏ vào năm 1869 và đến năm 1912 mới áp
dụng trở lại.

Một điều đáng lưu ý là, mặc dù hệ thống bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

quốc tế ra đời vào những năm cuối của thế kỷ XIX, nhưng cho đến thế kỷ
XX, thậm chí các nước phát triển nhất vẫn thường vi phạm các quy định về
sở hữu trí tuệ của công dân của những quốc gia khác. Như đã nói ở trên,
phải đến năm 1907 Thụy Sỹ mới có luật về phát minh sáng chế, còn Hà
Lan thì tới năm 1912 mới có luật này. Thậm chí Mỹ, nước vốn tích cực ủng
hộ quyền của người có bằng sáng chế, cũng phải tới năm 1891 mới thừa
nhận tác quyền của người nước ngoài.

[271]

Đến những thập kỉ cuối cùng

của thế kỷ XIX, khi Đức sắp vượt Anh về công nghệ, Anh mới thực sự
quan tâm tới vấn đề vi phạm bản quyền nhãn hiệu hàng hóa của Anh ở
Đức.

[272]

Cùng thời gian đó, người Đức cũng phàn nàn về việc Thụy Sỹ

chưa có luật về phát minh sáng chế và việc các công ty của Thụy Sỹ, đặc
biệt là các công ty hóa chất thường xuyên lấy cắp các phát minh của Đức.

Mặc dù đến năm 1862 Anh mới có luật về nhãn hiệu hàng hóa, nhưng

Kindleberger chỉ ra rằng “từ những năm 1830, các nhà sản xuất Anh đã liên
tục tham gia vào các vụ kiện tụng nhằm bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa của
mình”.

[273]

Năm 1862, nước này thông qua luật về nhãn hiệu hàng hóa

(Đạo luật Nhãn hiệu Hàng hóa), cấm hành động “đánh cắp trong thương
mại”, như việc làm giả nhãn hiệu và sai số lượng. Đạo luật sửa đổi năm
1887 chú ý hơn tới việc người nước ngoài vi phạm nhãn hiệu hàng hóa của
Anh, đặc biệt là Đức; Quốc hội Anh đã quy định thêm: Với mỗi nhãn hiệu
hàng hóa, phải ghi rõ địa điểm hoặc nước sản xuất. Luật sửa đổi này cấm
cố ý mô tả sai hoặc gây hiểu lầm – ví dụ như việc các công ty Đức bán các
loại dao kéo nhái hàng của Sheffield và sử dụng logo giả mạo. Luật này
quy định, “việc bán những hàng hóa sản xuất ở nước ngoài nhưng lại có
những từ ngữ hoặc dấu hiệu làm cho người tiêu dùng tin rằng sản phẩm này
được sản xuất ở Anh và không có dòng chữ nào ghi rõ xuất xứ thật của sản
phẩm là phạm tội hình sự”.

[274]

Theo Kindleberger, đạo luật này cũng đưa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.