cánh cò bay đến tít tận chân trời nhưng ba sống cũng cơ cực lắm. Nhỏ xíu
ra vào khép nép dạ thưa, lúc nào cũng nơm nớp sợ hãi, nhiều lúc quá đứa ở.
Lớn lên có hiểu biết thì ba không chịu vậy nữa, vì thế mà trong đám con
cháu đông đảo của ông nội, ba nổi tiếng là đứa cứng đầu cứng cổ nhất. Ông
nội có đánh chửi cỡ nào thì ba cũng không chịu khuôn phép phong kiến
trong gia đình, lì lắm. Đến nỗi có lần bực quá ông đuổi ba ra tận ngoài đìa
cho ở chung với mấy người thợ, ba tính ở luôn không thèm về. Sau bà nội
thấy thương quá, lén đón ba về. Nên ở trong nhà thì ba vốn là đứa không
được ông yêu thương. Kỳ thực đến giờ ba cũng chẳng biết ông nội tụi con
thương hay ghét ba nữa, sau này bà nội có nói cho ba hay là, khi sắp qua
đời ông nội tụi con có trối riêng với bà là ông rất ân hận vì đã đối xử tệ với
ba, thật ra ông rất thương ba vì trong đàn con chung, riêng đông đảo của
ông thì ba chính là đứa làm cho ông tự hào nhất. Bởi cá tánh cứng cỏi của
ba làm ông rất thích, nó giống tánh ông thời trẻ, việc ông phải tuyên bố
không nhận ba làm con sau đi ba kháng chiến là việc làm bấc đắc dĩ đối phó
với chính quyền cũ, bảo vệ những người ở lại. Và ông nhắn bà nói lại rằng
ba hãy thứ lỗi cho ông. Căn nhà thờ mà hiện nay cô Út đang ở là nhà của
ông nội tụi con chuộc lỗi bằng cách bí mật mua từ trước giải phóng gọi là
chia của cho ba, nếu ba còn sống trở về.
Ba thở dài nhắc chuyện cũ.
Năm tròn 16 tuổi là ba đã thoát ly đi kháng chiến rồi và từ đó không
quay trở về quê một lần nào nữa bởi sau đó ít lâu thì, nghe nói ông nội đã
tuyến bố công khai với mọi người là từ ba. Ba đi luôn một mạch đến tận
giải phóng mới về quê và sau đó lên Sài Gòn công tác cho đến khi nghỉ
hưu. Giờ ba cũng già rồi, nghĩ chuyện xưa cũng chẳng trách ông nội của tụi
con làm gì, xem ra ông cũng có nỗi khổ của ông các con à.
Má của cô Út tụi con, vốn không có thân phận được là bá chánh, bà thứ
trong số vợ chính thức của ông mà thực ra là người ở trong nhà. Trước kia
gia đình bà nghèo lắm, vốn là dân đi phu cao su từ trước năm 1945 sau đó