LỊCH SỬ BÍ MẬT ĐẾ CHẾ HOA KỲ - Trang 279

Chương 49. Các tổ chức phi chính phủ: thủ đoạn
duy trì nghèo đói ở châu Phi

“Phải chăng chúng ta đang bị lợi dụng?” Jenny William hỏi, ám chỉ công
việc của cô với các tổ chức phi chính phủ ở châu Phi. “Vậy các hoạt động
hỗ trợ và phát triển chỉ là những công cụ trong kho vũ khí của người
phương Tây và chúng được sử dụng không phải vì mục đích từ thiện mà là
nhằm mục đích kiểm soát?”

Tôi đã quen Jenny trong thời gian biên soạn cuốn Lời thú tội của một sát
thủ kinh tế. Là nhân viên thực tập tại Berrett-Koehler, nhà xuất bản sách bìa
cứng của tôi, từ con người cô toát lên một vẻ thông minh, lanh lợi – sau đó
cô đã đi khắp châu Phi và làm việc cho một tổ chức phi chính phủ, tổ chức
này thực hiện các dự án về phát triển và cứu trợ khẩn cấp ở Uganda và
Sudan.

“Tôi đã chán ngấy cái thói đạo đức giả của người phương Tây và mệt mỏi
với những lời phê bình suông”. Cô nói. “Tôi muốn thực sự nhập cuộc và
làm một điều gì đó, tôi muốn tự tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra với
toàn bộ số tiền cứu trợ đó.”

Tôi thấy triển vọng của Jenny đặc biệt thú vị. Lớn lên ở San Diego, tốt
nghiệp trường UC Berkeley năm 2004, cả cuộc đời cô bị ảnh hưởng bởi sự
phóng đại của các phương tiện thông tin đại chúng, thứ phương tiện góp
phần đẩy mạnh chủ nghĩa mua sắm thành thói quen, đồng thời khắc sâu
quan điểm cho rằng hỗ trợ nước ngoài sẽ giúp đỡ những người dân nghèo.
Cũng như con gái tôi, Jessica, cô là đại diện cho thế hệ sẽ đưa chúng ta
bước vào tương lai.

Trong e-mail của Jenny gửi từ Uganda vào tháng 9 năm 2006:

Các dấu hiệu của sự Tây hóa ở châu Phi diễn ra liên tục và rất rõ nét. Pano
quảng cáo “Coca-Cola” dán ngang dọc khắp các cửa hiệu ở Bắc Kenya,
khu vực xảy ra hạn hán triền miên; sự tăng lên nhanh chóng của các vật
dụng ăn theo phong cách nhạc rap và hiphop Mỹ trong giới trẻ châu Phi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.