LỊCH SỬ CHIẾN TRANH PELOPONNESE - Trang 621

biểu có toàn quyền để soạn thảo một hiến pháp, và rằng khi xong việc này
thì vào một ngày định trước họ sẽ phải trình bày trước dân chúng về phương
thức cai quản thành bang này mà họ cho là tốt nhất. Sau đó, khi ngày ấy đến,
những kẻ âm mưu đã triệu tập hội nghị công dân ở Colonus, ngôi đền thờ
thần Poseidon, cách kinh thành khoảng hơn một dặm đường; khi ấy các đại
biểu đó chỉ đơn thuần đưa ra một kiến nghị duy nhất, rằng bất cứ người
Athens nào cũng có thể được miễn trừng phạt khi đề xuất bất kỳ phương
thức nào anh ta muốn, đồng thời những hình phạt nặng sẽ được áp cho bất
kỳ kẻ nào quy cho anh ta tội phi pháp, hoặc quấy rầy anh ta vì dã làm như
vậy. Bằng cách đó con đường đã dược dọn sẵn, giờ đây chúng thẳng thừng
tuyên bố rằng nhiệm kỳ chấp chính và việc lĩnh lương bổng theo thể chế
hiện hành tất cả đã đến lúc chấm dứt, và rằng phải bầu ra năm vị chủ tịch,
năm vị chủ tịch này đến lượt họ sẽ phải chọn lấy một trăm người, và mỗi
người trong số một trăm người này lại chọn thêm ba người; và rằng theo
cách ấy cái hội đồng được cấu thành từ bốn trăm người này sẽ bước vào
phòng họp hội đồng với đẩy đủ mọi quyền lực và lãnh đạo theo cách họ thây
là tốt nhất, và sẽ triệu tập năm ngàn người

[9]

bất kỳ khi nào họ muốn.

Người đã đề xuất ra quyết nghị này là Pisander, kẻ mà bề ngoài từ đầu

đến cuối ra vẻ là tác nhân chính trong cuộc lật đổ nền dân chủ. Nhưng kẻ đã
sắp đặt toàn bộ vụ việc và mở đường cho tai họa này, và kẻ đã dồn hết tâm
trí cho việc này là Antiphon, một trong những kẻ mưu lược nhất thời đó ở
Athens, là kẻ có đầu óc để bày mưu tính kế và có miệng lưỡi để đề xuất
những mưu kế đó nhưng lại chẳng bao giờ muốn xuất đầu lộ diện trong hội
nghị công dân hoặc trước mắt công chúng vì bị dân chúng ác cảm với tiếng
tăm về tài năng của mình; và đồng thời cũng là người có khả năng xuất sắc
nhất để trợ giúp trong các phiên toà hay trước hội nghị cho những đương sự
cần đến ý kiến của ông ta. Thật vậy, sau này khi chính ông ta bị xử tội chết
vì bị cáo buộc đã can dự vào việc dựng nên chính cái chính quyền này, khi
bè lũ Bốn Trăm bị lật đổ và bị dân chúng trừng trị nghiêm khắc, ông ta đã tự
biện hộ với những lời được coi là hùng biện nhất mà cho đến thời tôi chưa
một ai sánh bằng. Phrynichus cũng vượt trên tất cả những người khác về
lòng sốt sắng đối với chính thể oligarchy. Lo ngại Alcibiades, và chắc mẩm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.