LỊCH SỬ CHIẾN TRANH PELOPONNESE - Trang 630

kéo họ và sẵn sàng chu cấp lương bổng, và ngoài ra Byzantium cũng gửi đến
họ đề nghị về việc nổi dậy để theo họ. Những con thuyền Peloponnese này
vì vậy đã bơi ra ngoài khơi xa để thoát khỏi sự theo dõi của quân Athens, và
bất ngờ bị rơi vào một cơn bão, phần lớn hải đội cùng với Clearchus chạy
được vào Delos, và sau đó quay lại Miletus, từ đó Clearchus đã tiếp tục đi
bằng đường bộ tới eo biển Hellespom để nắm quyền chỉ huy; tuy vậy, mười
chiếc thuyền trong số đó dưới quyền chỉ huy của Helixus người Megara đã
tìm được đường đến thẳng Hellespont, và phát động cuộc nổi dậy của
Byzannum. Sau đó, các tướng chỉ huy tại Samos đã được tin về việc này, và
cử một hải đội đi đánh họ để bảo vệ Hellespont, và một cuộc đụng độ đã xảy
ra trước Byzantium giữa hai bên, mỗi bên gồm tám chiến thuyền.

Trong khi đó những người đứng đầu tại Samos, và đặc biệt là

Thrasybulus, người mà từ lúc thay đổi chính thể đến giờ vẫn quyết một lòng
triệu hồi Alcibiades, rốt cục trong một cuộc hội nghị đã thuyết phục được
phần đông binh lính, và khi họ biểu quyết tán thành về việc triệu hồi và ân
xá cho Alcibiades, liền vượt biển sang chỗ Tissaphernes và đưa Alcibiades
về Samos, vì họ tin chắc rằng cơ hội duy nhất cứu được họ nằm ở việc
thuyết phục Tissaphernes bỏ quân Peloponnese để về phe với họ. Một hội
nghị sau đó đã được nhóm họp và trên hội nghị này Alcibiades đã kêu ca về
nỗi bất hạnh của mình khi bị trục xuất, và vừa diễn thuyết rất dài dòng về
chính sự, y vừa ra sức khơi gợi niềm hy vọng vào tương lai của họ, và phóng
đại tô màu về ảnh hưởng cá nhân của mình đối với Tissaphernes. Mục đích
của y trong việc này là khiến chính thể oligarchy tại Athens phải sợ y, khiến
các hội do chính thể đó lập ra phải nhanh chóng tan rã, để tăng uy tín của y
đối với đạo quân tại Samos và nâng cao lòng tự tin cho chính họ, và cuối
cùng là khiến bên địch có thành kiến đối với Tissaphernes càng nặng nề
càng tốt, và làm tiêu tan những hy vọng mà địch đang ấp ủ. Vì những lẽ đó
Alcibiades đã chìa ra cho đạo quân ấy những lời hứa hẹn viển vông như sau:
rằng Tissaphernes đã long trọng cam đoan với y là chỉ cần ông ta tin tưởng
được vào người Athens thì họ sẽ không bao giờ thiếu nguồn cung ứng khi
mà ông ta vẫn còn mọi thứ, cũng không thiếu ngay cả khi ông ta phải lấy
chính chiếc tràng kỷ bằng bạc của mình ra để đúc thành tiền, và rằng ông ta

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.