Chú thích chương IV.
Mycale là một ngọn núi ở phía nam Ionia (Tiểu Á), phía bắc cửa sông
Maeander và đối diện với đảo Samos. (BT)
Leotychides, hay Leotychidas, (khoảng 545-469 trước CN), là vị vua
Sparta thuộc hoàng tộc Eurypontid, và là vị chỉ huy hạm đội Hy Lạp đánh
thắng Trận Mycale (năm 479 trước CN) trong cuộc Chiến tranh Hy Lạp –
Ba Tư. Khoảng năm 476 trước CN, ông cầm quân đi trừng phạt gia tộc
Aleuad ở Thessaly vì tội theo Ba Tư, nhưng rút quân về sau khi được cho là
nhận hối lộ của họ. Ông bị kết án lưu đày và chạy sang Tegea, vì vậy cháu
nội của ông là Achidamus II lên nối ngôi. (BT)
Hellespont là một eo biển hẹp ở tây bắc Thổ Nhĩ Kỷ, nối thông biển
Aegea với biển Propontis. Eo biển này nằm giữa châu Âu và lục địa Tiểu Á
như một ranh giới tự nhiên, có vị trí chiến lược và kinh tế rất quan trọng
trong lịch sử. (BT).
Chỉ Darius Đại đế của Ba Tư. (ND)
Sestos là một trấn của Hy Lạp ở bán đảo Chersonese thuộc lãnh thổ
Thrace, nằm bên eo biển Hellespont. Trấn này là thuộc địa của Aeolis, do
Lebos kiến lập. (BT)
Piraeus là trấn cảng trọng yếu của Athens nằm trên vịnh Phalerum cách
Athens khoảng 6 dặm về phía tây nam. Thành này gồm 3 cảng: cảng lớn
Cantharus và 2 cảng nhỏ Zea và Munichia. Ngay sau năm 460 trước CN,
người Athens xây Trường thành từ Munychia đến Athens để Athens liên
thông với Piraeus. (ND)
Tức ‘archon’, từ có gốc Hy Lạp, chỉ chức chấp chính quan hoặc chấp
chính quan tối cao ở nhiều thành bang Hy Lạp, điển hình là Athens; vào
giữa thế kỷ VII trước CN, quyền hành pháp ở Athens nằm trong tay hội
đồng gồm 9 vị chấp chính quan, họ cai quản các lĩnh vực quân sự, tôn giáo
và tư pháp mà trước đó chỉ thuộc về riêng nhà vua. Ban đầu, chức vụ archon
chỉ dành cho các quý tộc và là chức vụ suốt đời; từ năm 753-683 trước CN,
nhiệm kỳ của các chấp chính quan là 10 năm, và từ năm 682 trước CN trở đi