đoạn mới cưới, hoặc là trọng hèn, thì cho nhà trai ăn ngày trước, đoạn liền
để một bàn độc giữa nhà ; có ai đi ăn cưới, cậu, cô, chú, bác, anh em, có ai
cho của gì, vàng bạc, lụa, tiền, vải vóc, các sự, thì để trên bàn độc ấy cho.
Đoạn hai vợ chồng ra lạy họ hàng. Đến ngày sau nhà gái mới lại ăn cưới,
có con hát hát mừng. Đoạn xem ngày nào tốt cho nhà gái, mới đưa con về
cho nhà trai, mới cho của cải, ruộng nương, tiền bạc, lúa thóc, trâu bò, gà
lợn, các vật, cho con về cùng chồng. Đến ngày có con để
được bảy ngày
thì đơm mộ bà : con trai thì bảy ngày, con gái thì chín ngày. Năm sau đến
ngày ấy làm cỗ cho người ta ăn, gọi là ăn tôi tôi. Họ hàng có đi ăn, thì lại
cho tiền bạc ngày ấy
. Vua Chúa cùng nhà quan thì gọi là Vía, đạo Đức
Chúa Trời thì gọi là Sinh nhật. Vua Chúa có rước Vía, thì thiên hạ đi lạy
cùng đem của đi tấn
cho Vua Chúa, mà người lại ban cho các con, quan
thì cho áo cùng tiền, quân dân thì ăn cỗ.
« Trong nước làm viạc
quan, một năm hai quí, hai thoế
, cùng lễ
khánh thọ, lễ bài biểu, lễ tết, lễ tiết liệu, lễ giỗ, lễ đoan ngũ, mặc có sở cai
làm một năm chín lễ.
« Bằng sự chức bên Vũ thần, trước thì chịu Nam tước, Béc
tước,
Hầu tước, Hữu điểm thự
vệ, Tham đốc, Quận tước, Quận công, Đề đốc,
Đô đốc, Tả phủ, Hữu phủ, Thiếu bảo, Thiếu phú, Thái úy
, Thái bảo, Thái
phú, Thái úy, Thái sư, Phú tướng
, Hữu tướng, Phú nguyên súy, Đô
nguyên súy, Đại nguyên súy. Ấy là chức bên Vũ.
« Bằng sự kén thiên hạ, thì sáu năm mới một lần ; ai già thì bỏ ra,
trai thì lấy làm lính đánh giặc. Ai thứ nhất gọi là nhất hạng, hai là nhị hạng,
ba là tam hạng. Ai hèn thì bỏ về tiểu hạng, ai quề
thì bỏ rằng bất cự, ai đã
già thì bỏ lão nhiêu. Ai có cha làm quan đời trước thì cho công thần. Kẻ ở
chùa cùng kẻ đi hát, thì về đàng khác. Thầy thuốc cùng các nghề, thì có
chức riêng.