LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ 1620-1659 - Trang 15

THANH TIẾNG VIỆT

Tháng 12-1624 linh mục Đắc Lộ

1

từ Áo Môn

2

đi tầu buôn Bồ Đào

Nha tới cửa Hàn (Đà Nẵng) sau 19 ngày vượt biển và bị bão ở gần đảo Hải
Nam. Tới Đàng Trong, Đắc Lộ đến ở tại Thanh Chiêm (Dinh Chàm), tức là
thủ phủ Quảng Nam Dinh, và học tiếng Việt tại đó. Sau này Đắc Lộ viết : «
Riêng tôi xin thú nhận rằng, khi vừa tới Đàng Trong nghe người Việt nói
chuyện với nhau, nhất là giữa nữ giới, tôi có cảm tưởng như mình nghe
chim hót và tôi đâm thất vọng vì nghĩ rằng không bao giờ có thể học được
tiếng Việt »

3

.

Quả thật, đối với người Âu châu, lúc đầu học tiếng Việt thật là khó,

vì họ không phân biệt nổi thanh mỗi tiếng. Linh mục Gio. Filippo de
Marini ở Đàng Ngoài từ 1647-1658, cũng nhận rằng : « Một người sau khi
đã học nói tiếng Việt kha khá, thì kinh nghiệm cho họ hay rằng, tiếng Việt
quả là cực kỳ khó khăn »

4

. Linh mục Joseph Tissanier ở Đàng Ngoài từ

1658-1663 cũng ghi lại như sau : « Tôi xin thú nhận rằng, lúc đầu tiếng
Việt làm tôi phát sợ, vì thấy nó khác các ngôn ngữ Âu châu quá, nên hầu
như tôi thất vọng trong việc học tiếng này »

5

.

Tuy tiếng Việt khó, nhưng sau một thời gian miệt mài, những người

trên đây đã nói và nghe được tiếng Việt. Joseph Tissanier

6

đến Đàng Ngoài

ngày 13-4-1658, bốn tháng sau, ông đã có thể tạm « giải tội »

7

và nói

những câu truyện thường với người Việt. Đối với Đắc Lộ, sau mười tháng
học, ông đã bắt đầu giảng thuyết

8

. Linh mục C. Borri đến Đàng Trong năm

1618, và qua sáu tháng học tập, ông đã nói truyện và « giải tội » được. Ông
thú nhận rằng, muốn hiểu và nói được tiếng Việt hoàn toàn, phải dành ra
bốn năm trọn để học

9

.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.