LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ 1620-1659 - Trang 16

Tiếng Việt tuy khó, nhưng lại « du dương, hòa điệu »

10

« giống như

bản nhạc liên hồi »

11

. Borri nói rõ rằng, người nào có tài về âm nhạc, biết

phân biệt âm thanh

12

, thì theo ý ông, tiếng Việt là tiếng dễ dàng nhất đối

với họ

13

. Marini cho rằng, dường như là dân Việt bẩm sinh đã có một cơ thể

rất chính xác, được điều chỉnh thật đúng và hòa hợp hoàn toàn với trí óc
cùng buồng phổi ; phải nói là, theo tự nhiên, người Việt là nhạc sư, vì họ có
tài phát âm một cách nhẹ nhàng và chỉ hơi biến thanh là đã khác nghĩa

14

.

Dường như đối với người Việt « nói và hát cũng là một »

15

. Ông Marini nói

thêm : « Khi đọc, người Việt không cần phải thay đổi tiếng mà vẫn làm cho
một tiếng ấy có nhiều nghĩa khác nhau, bởi vì họ chỉ cần lên giọng hoặc hạ
giọng tùy theo cường độ và nhịp điệu. Những người Việt từ nhỏ đã học nói
theo nhịp điệu, dầu họ không phải là nhạc sư »

16

.

Theo Đắc Lộ, Marini, Tissanier, thanh tiếng Việt khó vì những lý do

sau đây : Thứ nhất, tất cả mọi tiếng đều là cách ngữ. Thứ hai, cùng một
tiếng phát âm một cách khác nhau, có thể chỉ nhiều nghĩa và thường lại có
nghĩa đối nghịch nhau. Vì thế theo Đắc Lộ, cùng một tiếng như tiếng Daï
chẳng hạn, nếu đọc bằng nhiều cách, thì nó chỉ tới 23 sự vật hoàn toàn khác
nhau

17

. Thứ ba, thanh của mỗi tiếng đôi khi rất nhẹ và khá tế nhị. Do đấy, ai

muốn tấn tới trong việc học tiếng Việt, phải chu chu chăm chắm mà học, để
có thể phân biệt được các thanh. Thứ bốn, đây là điểm khó khăn nhất trong
khi dùng tiếng Việt, đó là việc phát âm. Trong khi đọc lên một tiếng, người
ta phải làm thế nào để hơi thở, môi, răng, lưỡi và họng cùng hòa hợp phát
ra một tiếng vừa phải và chính xác. Như vậy thì tiếng vừa phát ra mới chỉ
đúng sự việc mình muốn nói

18

.

Hẳn thật những điểm khó khăn trên đây về thanh tiếng Việt, người

Âu châu cảm thấy rõ ràng nhất. Cùng một tiếng, thêm bớt hay là uốn hạ âm
thanh, đều làm cho nghĩa khác nhau. Điều này không thấy ở trong nhiều
tiếng, như La tinh, Bồ Đào Nha, Tây ban Nha, Ý, Pháp, Anh v.v... Chính
L.m. Đắc Lộ khi bàn về thanh tiếng Việt đã cho một số ví dụ và thuật lại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.