LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ 1620-1659 - Trang 47

Che bich : Kẻ Vích. Cửa Vích. Theo bản đồ Việt Nam mà Đắc Lộ

cho xuất bản, thì ông viết là Cuabic, một cửa sông ở phía Bắc Thanh Hóa.

Che no : Kẻ Nộ. Trong bản đồ của Đắc Lộ ghi là Van-no, tức Vạn

Nộ, có lẽ là chính tỉnh lỵ Thanh Hóa ngày nay.

Ghe an : Nghệ An. Tỉnh Nghệ An.

bochin : Bố Chính. Xứ Bố Chính ở phía Nam Nghệ An.

Rum : Rum. Cửa Rum ở Nghệ An.

Kiemthuong : Kiêm Thượng. Chúa Kiêm Thượng Trịnh Tạc, Trịnh

Tạc có danh hiệu này đến năm 1652, là năm ông lấy danh hiệu Tây định
Vương.

Phuchen : Phúc Chân. Ngày 11-3-1647, Trịnh Tạc nhận L.m. Dòng

Tên người Ý là Félix Morelli làm con nuôi. Từ lúc đó Trịnh Tạc cho F.
Morelli một tên mới là Phúc Chân.

Sau khi chúng ta đã trích những chữ quốc ngữ trong bản thảo cuốn

« Tunchinensis historiae libri duo » viết tay vào năm 1636, bây giờ chúng
ta thử đem so sánh với một số chữ quốc ngữ trong ba cuốn sách in tại La
mã, Lyon vào các năm 1650, 1651, 1652. Như thế chúng ta sẽ thấy được có
những chữ đã in giống với bản thảo 1636, nhưng cũng không thiếu những
chữ đã in khác với bản thảo.

Bản viết tay 1636 - Bản Ý in 1650 - văn Bản Pháp Văn in 1651 -

Bản La văn in 1652

Tung - Tun - Tun - Tum

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.