LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ 1620-1659 - Trang 96

TÀI LIỆU VIẾT TAY NĂM 1659 CỦA BENTO

THIỆN

Đây là bức thư của Thầy giảng Bento Thiện viết ngày 25-10-1659,

gửi L.m. G. F. de Marini, hiện lưu trữ tại Văn khố Dòng Tên ở La Mã

239

Bento Thiện biên thư này tại Thăng Long, vì lúc đó ông đang ở chung với
L.m. Onuphre Borgès. Trong thư, tuy Bento Thiện không xưng rõ ràng
chức vị của mình, nhưng nhờ chữ ký ở cuối thư, chúng ta hiểu được ông
cũng là Thầy giảng như Igesico Văn Tín. Bento là tên thánh của ông ; đó là
danh từ Bồ Đào Nha, tiếng La tinh là Benedictus, tiếng Pháp là Benoit,
tiếng Việt là Bê Nê Đích Tô hay Biển Đức.

Chúng tôi không biết rõ lai lịch Bento Thiện, nhưng có lẽ ông là

người mà Gaspar d’Amaral đã nhắc lại trong tài liệu năm 1637

240

. Sử liệu

trên có ghi danh sách những người thuộc bốn bậc « Dòng tu » Thầy giảng,
trong số này có một người tên là Bento (không có tên Việt Nam) ở bậc Kẻ
giảng, tức là cấp thứ hai ; tính đến năm 1637, Bento được 23 tuổi, theo đạo
Công giáo được 11 năm, tức là năm 1627. Như vậy, Thầy Bento là một
trong những người đầu tiên do L.m. Marques hoặc Đắc Lộ rửa tội ở Đàng
Ngoài.

Bức thư gồm hai trang giấy viết chữ cỡ nhỏ, trong khổ 21 X 31 cm.

Khác với thư của Văn Tín, vì Thầy Thiện ghi rõ là thư gửi cho L.m. Marini.
Dòng thứ nhất của bức thư, Thầy Thiện viết bằng chữ Bồ Đào Nha : « Ao
P

e

Philipe Marino » (Gửi cho Cha Philipe Marino [Marini]) ; dòng thứ hai,

ông lại viết bằng chữ La tinh : « Pax Christi » (Bằng an Chúa Ky Tô) ; từ
dòng thứ ba trở đi là bắt đầu lời thư và hoàn toàn viết bằng quốc ngữ.

Bức thư này đã được Ông Hoàng Xuân Hãn đăng trong báo Đại

Học, năm 1959

241

. Nhưng vì học giả họ Hoàng chưa cho in lại nguyên bản

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.