Tôi không muốn hư cấu những chiến thắng của con người. Nhưng nếu suy
nghĩ rằng viết lịch sử phải nhằm mục đích đơn thuần là tổng kết lại những
thất bại trong quá khứ, điều đó có thể biến các nhà sử học trở thành “người
cộng tác” trong vòng quay vô tận của thất bại. Nếu coi viết lịch sử là sáng
tạo, là tiên đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai mà không phủ nhận
quá khứ, tôi tin rằng công việc đó nên nhấn mạnh những khả năng mới
thông qua việc phơi bày những chi tiết còn giấu kín của quá khứ, thậm chí
chỉ là những phác họa chung nhất, về việc con người đã bộc lộ khả năng
chống chọi, hợp tác và chiến thắng dù ít ỏi. Tôi đưa ra giả thuyết, mà cũng
có khi chỉ là hy vọng, rằng tương lai của chúng ta có thể được nhìn thấy
trước từ những khoảnh khắc nào đó của quá khứ, chứ không chỉ từ hàng thế
kỷ xung đột.
Đó cũng là cách tôi tiếp cận lịch sử Hoa Kỳ. Độc giả có thể cũng biết điều
đó trước khi tiếp tục đọc cuốn sách này.
Đó là những gì Columbus đã làm với thổ dân Arawak ở Bahamas, Cortés
làm với người Aztec ở Mexico, Pizarro với người Inca ở Peru, thực dân
Anh ở Virginia và Massachusetts với người Powhatan và Pequot.
Nền văn minh Aztec ở Mexico ra đời từ di sản các nền văn hóa Maya,
Zapotec và Toltec. Nền văn minh này đã tạo nên nhiều công trình vĩ đại từ
công cụ bằng đá thô sơ và sức lao động của con người; đã phát triển một hệ
thống chữ viết và giáo giới. Nó cũng gắn với các nghi lễ giết hại hàng nghìn
người để dâng các vị thánh thần (chúng ta không xem xét kỹ lưỡng vấn đề
này). Nhưng sự tàn bạo của người Aztec cũng không thể che giấu được bản
tính ngây thơ. Khi một hạm đội Tây Ban Nha xuất hiện ở Vera Cruz, một
người đàn ông da trắng, nhiều râu, bước lên bờ với con vật lạ lẫm (ngựa) và
mặc trang phục bọc sắt, họ đã nghĩ đây là một vị thần huyền thoại của
người Aztec – người đã chết hàng trăm năm trước với lời hứa sẽ quay trở