định của tòa án, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, văn hóa giáo dục và
thông tin đại chúng…
“Lịch sử là ký ức của các nhà nước” – Henry Kissinger đã viết vậy trong
cuốn sách đầu tay của ông có tên A World Restored (Một thế giới được khôi
phục). ông đã kể lại lịch sử châu âu thế kỷ XIX, dưới quan điểm của các
nhà lãnh đạo áo và Anh, mà lờ đi hàng triệu người đã phải gánh trên vai
những chính sách của các vị lãnh đạo này. Theo quan điểm của Kissinger,
“hòa bình” mà châu âu có được trước cuộc Cách mạng Pháp đã được “khôi
phục” do tài ngoại giao của một số ít nhà lãnh đạo quốc gia. Thế nhưng, đối
với công nhân nhà máy ở Anh, nông dân ở Pháp, người da màu ở châu á,
Phi, phụ nữ và trẻ em ở khắp nơi (tất nhiên trừ giới thượng lưu), đó là một
thế giới của chinh phạt, bạo lực, nghèo đói và bóc lột – một thế giới không
hề được khôi phục, mà bị tan rã.
Theo quan điểm của tôi, viết về lịch sử Hợp chúng quốc Hoa Kỳ lại khác:
chúng ta không thể chỉ chấp nhận ký ức của các bang như chúng ta đang có.
Quốc gia không phải là một cộng đồng và không bao giờ là như vậy. Lịch
sử của một đất nước, giống như lịch sử của một gia đình, che giấu những
xung đột lợi ích (đôi khi được bộc lộ, nhưng đa phần giấu kín) giữa kẻ đi
chinh phạt và người bị xâm lược; giữa ông chủ và nô lệ; giữa các nhà tư bản
và công nhân; giữa kẻ áp bức và người bị áp bức, cả về chủng tộc và giới
tính. Và ở trong một thế giới xung đột, một thế giới giữa những nạn nhân và
những tên đao phủ như vậy, thì như Albert Camus đã nói, việc suy xét
không phải của những tay đao phủ mà của những người am hiểu.
Vì vậy, nếu buộc phải ủng hộ việc lựa chọn và nhấn mạnh lịch sử, thì tôi
thiên về cách viết lịch sử phát hiện châu Mỹ trên quan điểm của người
Arawak; viết lịch sử Hiến pháp trên quan điểm người nô lệ; về Andrew
Jackson dựa trên cái nhìn của người Cherokee (thổ dân da đỏ bản địa ở
Mỹ), về Nội chiến từ phía người Ailen ở New York; về Chiến tranh Mexico