LỊCH SỬ DÂN TỘC MỸ - Trang 941

yêu cầu đi, yêu cầu phục vụ đất nước… để lãng quên nhà cầm quyền… để
sử dụng lương tâm của chính mình. Ước gì có ai đó nói với tôi như thế
trước khi tôi tới Việt Nam. Tôi đã không biết. Bây giờ tôi không nghĩ rằng
phải có một thứ gì đó gọi là chiến tranh… vì đôi khi nó không rõ ràng, dễ
đánh lừa trí óc con người.

Đó là di sản của cuộc chiến Việt Nam, cảm giác vẫn còn hiện diện trong rất
nhiều người Mỹ, đó là một bi kịch khủng khiếp, một cuộc chiến lẽ ra không
nên xảy ra, đã gây “cản trở” cho chính quyền Reagan và Bush − các chính
quyền vẫn hy vọng mở rộng quyền lực của Mỹ ra toàn thế giới.

Năm 1985, khi George Bush đang giữ chức Phó Tổng thống, cựu Bộ trưởng
Quốc phòng James Schlesinger đã cảnh báo Ủy ban Đối ngoại của Thượng
viện: “Việt Nam đã đem lại cho chúng ta cả một biển thay đổi về quan điểm
đối nội… một sự sụp đổ trong đồng thuận đằng sau chính sách đối ngoại…”

Khi Bush trở thành Tổng thống, ông ta quyết tâm vượt qua những gì được
gọi là Hội chứng Việt Nam, dẫn tới sự kháng cự của người Mỹ đối với mỗi
cuộc chiến tranh do chính quyền phát động. Vì thế, ông ta đã tiến hành
không kích Iraq vào tháng 1 năm 1991, với một lực lượng vượt trội. Do đó,
cuộc chiến diễn ra rất nhanh, không đủ thời gian cho một phong trào phản
chiến trên toàn nước Mỹ phát triển.

Đã có những dấu hiệu cho thấy có thể xảy ra phong trào phản chiến ở Mỹ
trong giai đoạn chính quyền chuẩn bị chiến tranh. Vào dịp lễ Hallowen, 600
sinh viên đã biểu tình trên phố Missoula, Montana, hô vang khẩu hiệu: “Địa
ngục ư, không, chúng tôi sẽ không đi!” Ở Shreveport, Louisiana, mặc dù
trên trang nhất của tờ Shreveport Journal có dòng tin chính: “Cuộc thăm dò
dư luận ủng hộ hành động quân sự”, nhưng 42% cho rằng Mỹ nên “khởi
động lực lượng” và 41% cho biết nên “đợi và xem xét”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.