Tháng 11 tháng 1990, cuộc diễu hành của các cựu binh ở Boston, có sự
tham gia của một nhóm cựu binh mang tên “Cựu binh vì Hòa bình”, mang
theo các khẩu hiệu: “Không nên có thêm cuộc chiến Việt Nam. Hãy đưa
con em về nhà ngay” và “Không thể trộn lẫn máu và dầu lửa, hãy kiến tạo
hòa bình”. Tờ Boston Globe tường thuật: “Những người biểu tình được
chào đón bằng những tràng vỗ tay trân trọng, tại một số địa điểm còn được
người xem ủng hộ mạnh mẽ. Một trong những người xem diễu hành, bà
Mary Belle Dressier nói: ‘Với cá nhân tôi, những cuộc diễu hành tôn vinh
quân đội có gì đó không ổn, bởi quân đội là chiến tranh, mà chiến tranh gây
phiền hà cho tôi’.”
Hầu hết cựu binh tham chiến ở Việt Nam đều ủng hộ hành động quân sự,
nhưng một số nhỏ thì chống đối quyết liệt. Theo một cuộc thăm dò, có tới
53% cựu binh được hỏi cho biết sẽ vui vẻ đi làm nghĩa vụ trong Cuộc chiến
Vùng Vịnh, trong khi đó 37% nói không.
Ron Kovic, cựu binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam, tác giả của cuốn Born on
the Fourth of July (Sinh ngày 4 tháng 7), có bài phát biểu thứ 32 trên truyền
hình khi Bush chuẩn bị tiến hành chiến tranh. Trong bài phát biểu, được
phát trên 200 đài truyền hình tại 120 thành phố của nước Mỹ, ông kêu gọi
tất cả người dân “hãy đứng dậy và phản đối” chiến tranh. “Liệu có thêm bao
nhiêu người Mỹ trở về nhà trên xe lăn như tôi? Liệu điều đó có xảy ra trước
khi chúng ta biết không?”
Cũng trong tháng 11 năm 1990, vài tháng trước khi xảy ra cuộc khủng
hoảng Côoét, các sinh viên cao đẳng ở St. Paul, Minnesota đã biểu tình
chống chiến tranh. Báo chí địa phương đưa tin:
Đó thật sự là một cuộc biểu tình chống chiến tranh rầm rộ. Các bà mẹ đẩy
xe lăn chở em bé; các giáo sư đại học, các giáo viên trường phổ thông mang
biểu ngữ, các nhà hoạt động hòa bình vẽ lên mình biểu tượng hòa bình,