rằng giết người là việc làm trái đạo đức. Tôi tin tôi đang phục vụ cho đất
nước tôi bằng cách thành thật với lương tâm hơn là sống lừa dối.”
Một mạng lưới thông tin lan rộng suốt cuộc chiến Vùng Vịnh cho biết
những gì chưa được đề cập trên báo chí: hàng loạt tờ báo ở nhiều thành phố;
hàng trăm đài phát thanh cộng đồng có thể chỉ phủ sóng tới một bộ phận
những thính giả hay dò nghe các mạng phát thanh lớn trong suốt cuộc chiến
Vùng Vịnh, nhưng lại chứa đựng các nguồn thông tin quan trọng về những
phân tích chỉ trích cuộc chiến. Một phóng viên phát thanh tài năng ở
Boulder, Colorado, tên là David Barsamian, đã ghi âm bài phát biểu của
Giáo sư Noam Chomsky tại Đại học Harvard − một bài phê bình gay gắt
cuộc chiến. Sau đó, anh gửi băng ghi âm tới mạng lưới các đài phát thanh
cộng đồng chuyên phát những quan điểm khác với nguồn chính thống. Sau
đó, hai thanh niên ở New Jersey đã chép lại bài phát biểu đó, đóng thành
các tập sách nhỏ và đặt ở các cửa hàng sách trên khắp nước Mỹ.
Sau những cuộc chiến “giành thắng lợi”, hầu như luôn có một tác động
đúng mực, bởi vì đó là lúc cơn hào hứng qua đi, người dân phải trả giá và
phân vân về những gì thu được. Cơn sốt chiến tranh lên tới đỉnh điểm vào
tháng 1 năm 1991. Trong tháng đó, những người được hỏi ý kiến đều nhắc
đến nguồn chi phí khổng lồ của chiến tranh, chỉ có 17% nói rằng chiến
tranh không quá tốn kém. Bốn tháng sau, vào tháng 6, con số này là 30%.
Trong những tháng tiếp theo, sự ủng hộ của công chúng dành cho Tổng
thống Bush giảm mạnh, khi các điều kiện kinh tế trở nên tồi tệ. (Và năm
1992, khi tinh thần chiến tranh biến mất, Bush chìm dần rồi thất bại).
Sau sự tan rã của khối Xôviết bắt đầu vào năm 1989, ở Mỹ đã có các cuộc
thảo luận bàn về việc “cổ tức hòa bình” , cơ hội rút hàng tỷ đô-la từ ngân
sách quân sự để dùng cho các nhu cầu của con người. Tuy nhiên, cuộc chiến
ở Vùng Vịnh trở thành một lời bào chữa thuận lợi để chính phủ kiên quyết
dừng các cuộc thảo luận trên. Một thành viên của chính quyền Bush nói: