Việc chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 500 năm bắt đầu từ cả hai phía đối nghịch.
Các ủy ban chính thức cấp liên bang, tiểu bang được thành lập khá lâu trước
khi diễn ra lễ kỷ niệm.
Việc này chẳng khác nào khích lệ hành động của người Mỹ bản xứ. Mùa hè
năm 1990, 350 người da đỏ, từ khắp nơi trên bán cầu, đã gặp nhau ở Quito,
Ecuador, tại hội nghị liên lục địa đầu tiên của người dân bản địa ở châu Mỹ,
để huy động lực lượng cùng phản đối việc tôn vinh cuộc chinh phạt của
Columbus.
Mùa hè năm sau đó, ở Davis, California, hơn 100 người Mỹ bản xứ đã tụ
tập tại một cuộc gặp mặt tiếp theo hội nghị ở Quito. Họ tuyên bố ngày 12
tháng 10 năm 1992 là Ngày quốc tế đoàn kết với người bản địa, và thông
báo với Nhà vua Tây Ban Nha rằng các bản sao ba con tàu của Columbus là
Nina, Pinta và Santa Maria “sẽ không được các dân tộc bản địa cho phép
đậu tại Tây bán cầu, nếu như ông ta không xin lỗi về việc đột nhập cách đây
500 năm…”
Phong trào trở nên lớn mạnh. Tổ chức mang tính chất toàn cầu lớn nhất ở
Mỹ, Hội đồng Quốc gia Các giáo hội, đã kêu gọi tín đồ Cơ đốc kiềm chế
trước việc kỷ niệm 500 năm ngày Columbus, “Những gì đại diện cho cái
mới của tự do, hy vọng và cơ hội cho một số người lại chính là cơ hội để áp
bức, tàn phá và diệt chủng đối với người khác”.
Quỹ quyên tặng vì nhân đạo quốc gia đã tài trợ một cuộc triển lãm di động
mang tên “Cuộc chạm trán đầu tiên” nhằm lãng mạn hóa cuộc chinh phạt
của Columbus. Khi cuộc triển lãm diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Florida, Michelle Diamond, sinh viên năm thứ nhất Đại học Florida, đã leo
lên một trong những con tàu bản sao của Columbus với biểu ngữ “Triển lãm
giáo dục về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc”. Cô nói: “Đây là một vấn đề của
nhân loại, chứ không chỉ của riêng người da đỏ.” Cô bị bắt và bị kết tội xâm