vì ông ta và thủy thủ đoàn đã bắt thổ dân làm nô lệ và giết hàng nghìn
người da đỏ vì họ không cống nạp đủ số vàng theo yêu cầu.
Một sinh viên khác viết: “Với tôi, dường như các nhà xuất bản chỉ muốn ấn
hành những ‘câu chuyện vinh quang’ để làm cho chúng ta cảm thấy yêu
nước hơn… Họ muốn chúng ta nhìn nhận đất nước chúng ta như quốc gia
vĩ đại, hùng mạnh và luôn đúng…”
Rebecca, một sinh viên khác, viết: “Tất nhiên, có thể những người viết các
cuốn sách đó nghĩ rằng nếu như ai đó phát hiện sự thật về nước Mỹ, điều đó
hoàn toàn vô hại… Nhưng chính tư tưởng đó đã lừa dối tôi suốt cả cuộc
đời, cũng như nhiều người khác về sự thật nước Mỹ, thật sự tôi rất tức
giận.”
Nhóm Những người Mỹ gốc ý chống Christopher Columbus, thành lập tại
Bờ biển Tây, phát biểu: “Khi người Mỹ gốc ý đồng cảm với người bản
địa… thì chúng ta, mỗi người trong chúng ta đang tiến gần tới khả năng
thay đổi thế giới này.”
Tại Los Angeles, Blake Lindsey, một học sinh trung học, đã đến trước cửa
hội đồng thành phố để phản đối việc tổ chức kỷ niệm 500 năm ngày
Columbus. Cô gái nói với hội đồng thành phố về sự diệt chủng người
Arawak, nhưng lại không nhận được phản hồi chính thức nào. Tuy nhiên,
khi cô nói chuyện tại một cuộc thảo luận, một phụ nữ từ Haiti đã gọi điện
đến và nói: “Cô gái đó nói đúng. Chúng ta không còn người da đỏ nào nữa.
Trong cuộc nổi loạn cuối cùng ở Haiti, người dân đã phá hủy tượng
Columbus. Chúng tôi sẽ dựng tượng những người thổ dân.”
Có nhiều hoạt động chống Columbus trên khắp nước Mỹ không được báo
chí và truyền hình đưa tin. Chỉ riêng ở Minnesota, các vụ việc như vậy
trong năm 1992 đã lên tới con số hàng chục, gồm các cuộc hội thảo, mít-
tinh, biểu diễn nghệ thuật. Ngày 12 tháng 10, tại Trung tâm Lincoln ở New