York đã diễn ra một buổi trình diễn của Leonard Lehrmann − “Thế giới
mới: Một vở opera về những gì Columbus đã làm với người da đỏ”. Ở
Baltimore, có một buổi trình diễn đa phương tiện về Columbus. Tại Boston,
nhà hát Underground Railway đã biểu diễn vở “Những hành động điên rồ
của Christopher Columbus” nhằm thu hút sự chú ý của công chúng, sau đó
vở kịch này được công diễn trên toàn nước Mỹ.
Các cuộc biểu tình, hàng chục cuốn sách mới về lịch sử người da đỏ, các
cuộc thảo luận diễn ra trên khắp nước Mỹ − tất cả đem lại một sự thay đổi
đặc biệt trong cách thức giáo dục. Qua nhiều thế hệ, chỉ có một câu chuyện
hoàn toàn giống hệt nhau, rất lãng mạn và đáng ngưỡng mộ về Columbus,
được giảng dạy cho học sinh Mỹ. Giờ đây, hàng nghìn giáo viên trên toàn
nước Mỹ bắt đầu nói những điều khác về câu chuyện đó.
Điều này dấy lên cơn tức giận trong nhóm những người bảo vệ lịch sử, vốn
chế nhạo những gì mà họ gọi là phong trào “sửa sai chính trị” và “đa dạng
hóa văn hóa”. Họ tức giận với những chỉ trích về việc mở rộng của phương
Tây và chủ nghĩa đế quốc, vì họ cho rằng điều đó chẳng khác gì một sự tấn
công vào việc khai hóa văn minh của phương Tây. Bộ trưởng Giáo dục dưới
chính quyền Ronald Reagan, William Bennet, đã gọi sự khai phá văn minh
của phương Tây là “văn hóa chung của chúng ta… là tư duy và khát vọng
tối cao”.
Trong cuốn sách The Closing of the American Mind (Sự kết thúc của ý nghĩ
Mỹ) gây chú ý công luận của triết gia Allan Bloom, tác giả đã bày tỏ sự
kinh hoàng về những gì mà các phong trào xã hội trong những năm 1960 đã
làm nhằm thay đổi môi trường giáo dục của các trường đại học Mỹ. Theo
ông, sự khai hóa văn minh phương Tây là đỉnh cao của tiến bộ nhân loại, và
nước Mỹ là đại diện xuất sắc nhất cho sự khai phá đó: “Người Mỹ thường
kể một câu chuyện: sự tiến bộ liên tục và tất yếu của tự do và bình đẳng. Từ
những người định cư đầu tiên và việc đặt nền móng cho nền chính trị trên