tiểu thuyết viết: “Nhưng Clevinger lại quên điều đó và vì thế giờ đây anh ta
đã chết.”
Hãy thử tưởng tượng một triển vọng − lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc −
tất cả mọi người dân đoàn kết lại vì một sự thay đổi nền tảng. Liệu tầng lớp
tinh hoa có thay đổi thường xuyên như trước kia − để đoàn kết người dân
với tầng lớp thống trị trong thời gian chiến tranh hay không? Nó cũng đã cố
gắng điều đó vào năm 1991 trong cuộc chiến với Iraq. Như June Jordan nói,
đó là “một việc thành công, cũng giống như sự tan vỡ theo đúng cách đó, và
nó không lâu dài”.
Với sự bất lực của bộ máy cai trị đối với việc giải quyết các vấn đề kinh tế
trong nước hoặc sản xuất ở nước ngoài nhằm tạo ra được một cái van an
toàn cho những bất mãn trong nước, người Mỹ có lẽ đã sẵn sàng để đòi hỏi
không chỉ sự chắp vá, có thêm các luật về cải cách, một sự sắp xếp lại bàn
cờ, một Chính sách kinh tế mới khác, mà còn cần có một sự thay đổi quyết
liệt. Hãy thử đặt mình vào vị trí những người theo chủ nghĩa không tưởng
trong chốc lát, để rồi khi chúng ta quay lại với thực tế, “chủ nghĩa hiện
thực” vốn không có ích cho lắm đối với bộ máy cai trị trong việc làm nản
lòng hành động, “chủ nghĩa hiện thực” đó đã nương tựa vào một giai đoạn
lịch sử vốn không có gì ngạc nhiên. Hãy hình dung rằng sự thay đổi quyết
liệt đó là một sự đòi hỏi đối với tất cả chúng ta.
Đòn bẩy xã hội của quyền lực có lẽ đã bị tước đoạt khỏi những thế lực mà
động cơ của chúng đưa đến tình trạng hiện nay − các tập đoàn khổng lồ,
quân đội và các đối tác là giới chính trị. Chúng ta có lẽ cần tới những nỗ lực
mang tính phối hợp của tất cả các thành phần trong nước − để tái cấu trúc
lại nền kinh tế vừa đảm bảo tính hiệu quả vừa đảm bảo công lý, hoạt động
sản xuất theo một tinh thần hợp tác mà người dân cần đến nhất. Chúng ta sẽ
bắt đầu từ những người láng giềng của chúng ta, thành phố của chúng ta,
nơi làm việc của chúng ta. Một số loại công việc sẽ cần thiết cho mọi người,