quốc gia − cũng có thể lấy lại được hàng nghìn tỷ đô-la mà những người
cực giàu đã có được từ việc không phải nộp thuế.
Một nguồn khác nữa đó là ngân sách quân sự. Trong đợt vận động tranh cử
tổng thống năm 1992, Randall Forsberg, một chuyên gia về chi phí quân sự,
đã gợi ý rằng “Một ngân sách quân sự trị giá 60 tỷ đô-la, giành được qua
một số năm, có thể ủng hộ việc phi quân sự hóa chính sách đối ngoại của
Mỹ, thích hợp với nhu cầu và cơ hội của một thế giới sau thời Chiến tranh
Lạnh.”
Thay vào đó, Mỹ vẫn tiếp tục đổ thêm tiền của vào quân sự nhiều hơn tất cả
các nước còn lại trên thế giới cộng lại − nhiều hơn Nga bốn lần, hơn Trung
Quốc tám lần, hơn Bắc Triều Tiên 40 lần, hơn Iraq 80 lần. Đó là một sự
lãng phí kỳ quái của cải của quốc gia.
Một sự cắt giảm mạnh về quân sự sẽ đòi hỏi việc từ bỏ chiến tranh, từ chối
sử dụng các giải pháp quân sự cho các xung đột quốc tế. Điều đó sẽ nói lên
được nguyện vọng nền tảng của con người (vốn vẫn bị thổi phồng bởi
những hàng rào yểm trợ của các khẩu hiệu thái quá về tinh thần yêu nước)
để chung sống hòa bình với các dân tộc khác.
Nguyện vọng của công chúng đối với sự thay đổi quyết liệt về mặt chính
sách đó dựa trên những tranh luận về mặt đạo đức tuy rất đơn giản nhưng
hết sức mạnh mẽ: Với bản chất của chiến tranh hiện đại, tỷ suất các nạn
nhân dân thường là 10:1. Nói cách khác, chiến tranh trong thời đại chúng ta
thường là cuộc chiến tranh chống lại trẻ em. Và nếu như trẻ em của các
quốc gia khác cũng có quyền được sống ngang bằng với trẻ em nước Mỹ,
thì nước Mỹ cần phải sử dụng tài khéo léo đặc biệt của nhân loại để tìm ra
các giải pháp phi quân sự cho những vấn đề của thế giới.
Với khoảng 400-500 tỷ đô-la có được từ hệ thống thuế cải thiện và việc phi
quân sự hóa, có lẽ sẽ đủ tiền để chi trả cho việc chăm sóc sức khỏe của mọi