Một ứng cử viên của đảng thứ ba là Ralph Nader, người vốn giành được uy
tín trong toàn nước Mỹ sau hàng thập kỷ kịch liệt lên án sự kiểm soát của
các tập đoàn đối với nền kinh tế. Chương trình nghị sự của ông hoàn toàn
khác với chương trình của hai ứng cử viên còn lại, nhấn mạnh tới vấn đề
chăm sóc y tế, giáo dục và môi trường. Tuy nhiên, các buổi tranh luận trong
thời gian vận động tranh cử của ông đã không được phát trong các chương
trình truyền hình quốc gia, và do không có sự tài trợ của các doanh nghiệp
lớn, ông đã phải quyên góp các khoản nhỏ nhặt từ những người tin tưởng
vào chương trình nghị sự của mình.
Đúng như dự đoán, trong bối cảnh có sự thống nhất của cả hai đảng chung
quanh vấn đề giai cấp, cũng như những rào cản đã được dựng lên để chống
lại ứng cử viên của đảng thứ ba, phải đến một nửa dân số của nước Mỹ, vốn
phần đa thuộc tầng lớp có thu nhập thấp và không mấy mặn mà với đảng
chiếm đa số, thậm chí cũng không thiết tha tham gia bầu cử.
Một nhà báo đã nói chuyện với nhân viên thu ngân tại một cây xăng, vợ của
một công nhân xây dựng, chị này cho biết: “Tôi không nghĩ là họ sẽ đếm
xỉa gì đến những người như chúng tôi… Tuy nhiên nếu như họ phải ngủ
trong một toa xe hai phòng ngủ, mọi chuyện hẳn đã khác đi.” Một người
Mỹ gốc Phi, làm quản lý tại một nhà hàng McDonald’s với mức lương tối
thiểu là 5,15 đô-la/giờ, đã nói về Bush và Gore: “Tôi thậm chí chẳng buồn
để ý đến hai người đó, tất cả bạn bè của tôi cũng nói vậy. Cuộc sống của
chúng tôi sẽ chẳng có gì thay đổi cả.”
Cuối cùng, sự kiện này trở thành một cuộc bầu cử kỳ quặc nhất trong lịch
sử nước Mỹ. Al Gore vượt Bush hàng trăm nghìn phiếu, nhưng Hiến pháp
yêu cầu rằng người chiến thắng sẽ được xác định bởi các đại cử tri của từng
bang. Kết quả bầu rất sít sao, đến mức mà kết cục gần như được quyết định
bởi các đại cử tri của bang Florida. Kết quả khác nhau này, giữa việc bỏ