kỷ 3 đến thiên niên kỷ 2 TCN đã chiếu ánh sáng mới vào các đoạn trong
Kinh Thánh đến nay vẫn còn tối nghĩa. Trong khi đó, 50 năm trước, bất cứ
đoạn Kinh Thánh từ thời kỳ đầu nào cũng đều được cho là huyền thoại hay
mang tính biểu tượng, nhưng giờ thì trách nhiệm chứng minh đã thay đổi:
giới học giả ngày càng có xu hướng cho rằng Kinh Thánh chứa ít nhất một
mầm mống sự thật, và cho rằng công việc của họ là nuôi dưỡng nó. Việc
này vẫn chưa làm cho việc diễn giải Kinh Thánh dễ hơn chút nào. Cả cách
tiếp cận chính thống lẫn cách tiếp cận “phê bình” đều có những điểm đơn
giản dễ chịu. Giờ đây chúng ta coi Kinh Thánh là các chỉ dẫn rất phức tạp
và mơ hồ đưa chúng ta tới sự thật; nhưng dù sao cũng là chỉ dẫn.
Người Do Thái do đó là dân tộc duy nhất trên thế giới ngày nay sở hữu một
tư liệu lịch sử, tuy đôi chỗ khó hiểu, nhưng cho phép họ lần lại nguồn gốc
của mình từ những thời rất xa xưa. Từng đưa Kinh Thánh tới chỗ tiệm cận
với hình thức của nó hiện giờ, người Do Thái rõ ràng nghĩ rằng chủng tộc
họ, dù được Abraham sáng lập, vẫn có thể lần theo dấu vết tổ tiên thậm chí
còn xa hơn và gọi tổ tiên loài người là Adam. Với hiểu biết hiện tại, chúng
ta phải cho rằng những chương sớm nhất của Sáng thế ký tuân theo một kế
hoạch đã định và mang tính biểu tượng chứ không phải những mô tả thực
tế. Các chương 1-5, cùng với việc xác định các khái niệm như kiến thức,
xấu xa, nhục nhã, ghen tị và tội ác, là những lời giải thích chứ không phải
là những sự kiện có thật, dù ẩn trong đó là các ký ức còn sót lại. Ví dụ, rất
khó để tin rằng câu chuyện về Cain và Abel là hư cấu hoàn toàn; câu trả lời
của Cain, “Tôi có phải là người canh giữ em tôi ư?” có một phần sự thật
trong đó, và ý niệm về người đàn ông bị hạ nhục và bị săn tìm với cảm giác
tội lỗi đủ mạnh mẽ để gợi nên sự thật lịch sử. Điều gây ấn tượng cho người
ta trong cách người Do Thái mô tả về sáng thế và con người đầu tiên, so
với các thuyết về nguồn gốc vũ trụ của người ngoại đạo, là sự thiếu quan
tâm đến việc thế giới và các loài hình thành thế nào, thứ đã dẫn những
người kể chuyện Ai Cập và Lưỡng Hà tới sự méo mó kỳ quặc. Người Do
Thái đơn giản giả định sự tồn tại từ trước của một Chúa toàn năng, người
có tác động nhưng không bao giờ được mô tả về bề ngoài hay tính cách,