Chúa, đọc lên một danh sách các tội mà mình không phạm phải.
tóm tắt toàn diện hành vi đúng đắn với Chúa và con người, được đưa ra,
được chấp nhận và khắc vào trái tim của cả một dân tộc, thì chẳng có gì ở
thời cổ đại có thể sánh được dù nhỏ với Mười điều răn.
Mười điều răn là cơ sở cho giao ước với Chúa, ban đầu do Abraham đưa ra,
được Jacob làm mới và giờ lại được Moses và cả dân tộc làm mới tiếp, theo
một cách thức trang trọng và công khai. Nghiên cứu hiện đại cho thấy giao
ước của Moses, được trình bày vắn tắt trong Xuất hành 19-24 và chi tiết
hơn trong Sách Đệ nhị luật, có dạng một điều ước Cận Đông cổ đại, chẳng
hạn như những điều ước của người Hittite. Nó có một phần mở đầu mang
tính lịch sử, đặt ra mục đích, tiếp theo là bản chất của điều ước, các nhân
chứng thánh thần, tác dụng và tác hại, lời văn và nơi lưu những phiến đá
dùng để ghi lời văn.
Nhưng giao ước của Moses độc đáo ở chỗ nó không
phải là một điều ước giữa các nhà nước, mà là một liên minh Chúa-loài
người. Trong đó, trên thực tế, lợi ích của xã hội Do Thái cổ đại hoà thành
một với lợi ích của Chúa, và chấp nhận người để đổi lấy sự bảo vệ và thịnh
vượng, với tư cách đấng toàn năng mà ý nguyện của người chi phối mọi
khía cạnh trong cuộc sống của họ. Do đó, Mười điều răn đơn thuần là trung
tâm của một hệ thống tinh vi gồm những luật lệ thánh thần được trình bày
trong các sách Xuất hành, Đệ nhị luật và Dân số. Vào cuối thời cổ đại, các
học giả Do Thái sắp xếp các luật lệ này thành 613 điều răn, trong đó có 248
điều bắt buộc và 365 điều cấm đoán.