Luật Moses này bao trùm rất nhiều chủ đề khác nhau. Không có chuyện
mọi thông tin trong đó có từ thời Moses, chứ chưa nói tới hình thức của nó
được truyền đến chúng ta ngày nay. Chẳng hạn, một vài điều luật trong đó
nói về định canh, hẳn là có từ thời kỳ sau cuộc chinh phạt xứ Canaan.
Người ta đoán rằng những điều luật này đơn giản được lấy từ luật của
Canaan, mà về cơ bản có nguồn gốc Sumer, Babylon, Assyria và Hittite.
Nhưng người Do Thái lúc này đã trở thành một dân tộc có tư duy pháp luật
rồi, nên có rất nhiều khả năng sáng tạo hay biến đổi những khái niệm họ
tìm thấy quanh mình một cách triệt để tới mức chúng trở thành như mới.
Giả thuyết cũ cho rằng đa phần Luật Moses có nguồn gốc từ thời hậu Tha
hương giờ đây đã có thể bị bác bỏ. Sách kỹ thuật về Levi, vốn mang tính
nghi thức cao và cung cấp cơ sở pháp lý cho một đời sống tôn giáo và dân
sự có tổ chức của người Do Thái, rất khớp với những gì chúng ta biết về
lịch sử chính trị của người Do Thái thế kỷ 13 và 12 TCN. Có thể nói điều
tương tự như vậy về Đệ nhị luật, sách này trình bày lại cho quảng đại quần
chúng những bài viết kiểu giáo sĩ trong sách Levi. Luật Moses nói về các
vấn đề như ăn kiêng, thuốc thang, khoa học cơ bản và thực hành nghề
nghiệp, cũng như luật pháp. Đa phần bộ luật là nguyên gốc, song toàn bộ
lại nhất quán với tư liệu phi Kinh Thánh, bao trùm những chủ đề tương tự,
được soạn ra ở Cận Đông thời kỳ đồ đồng muộn, hoặc đã được lưu hành
hàng thế kỷ rồi.
Nhưng dù theo một cách nào đó, thì người Do Thái thời Moses đã mang
những đặc trưng về thời của họ, song một số đặc trưng nhất định giờ đây
mới bắt đầu xuất hiện. Luật Moses rất khắt khe về các vấn đề tính dục.
Chẳng hạn, bộ luật Ugarit, được tiết lộ trong các phiến đá Ras Shamra, cho
phép gian dâm, ngoại tình, bạo dâm và loạn luân trong một số hoàn cảnh
nhất định.
Người Hittite cho phép một số hình thức bạo dâm (nhưng
không cho phép loạn luân). Người Ai Cập coi quan hệ cùng huyết thống
không quan trọng lắm. Ngược lại, người Do Thái cấm mọi hình thức tính