nhân người cũng được tạo ra dưới hình hài của Chúa. Theo nghĩa này, tất cả
họ đều bình đẳng. Sự bình đẳng này cũng không mang tính ý niệm, nó có
thật theo một nghĩa vô cùng quan trọng. Mọi người Do Thái đều bình đẳng
trước Chúa, và do đó bình đẳng trước luật của người. Công lý là cho tất cả,
dù những bất bình đẳng khác có thể tồn tại. Mọi loại đặc quyền được ẩn ý
hay hiển ý trong Luật Moses, nhưng về cơ bản nó không phân biệt giữa các
loại người thành tín. Hơn nữa, tất cả cùng chấp nhận giao ước; đó là một
quyết định phổ biến, thậm chí dân chủ.
Do đó, người Do Thái đang tạo ra một kiểu xã hội mới. Josephus sau này
sử dụng từ “thần quyền” mà ông định nghĩa là “đặt mọi quyền cai trị vào
tay Chúa.”
Các nhà hiền triết gọi nó là “mang cái ách của Vương quốc
Người Do Thái có thể có quan tòa kiểu này kiểu kia, nhưng
người cai trị họ chỉ là để thay mặt, vì Chúa làm ra luật và liên tục can thiệp
để đảm bảo luật ấy được tuân thủ. Trên thực tế, việc Chúa cai trị có nghĩa là
luật của người cai trị. Và vì mọi người đều chịu sự chi phối như nhau của
luật, nên đây là hệ thống đầu tiên hiện thân cho phẩm chất kép của pháp trị
và bình đẳng trước pháp luật. Philo gọi nó là “dân chủ” mà ông mô tả là
“cơ cấu tuân thủ pháp luật nhất và tốt nhất. “Nhưng khi nói đến dân chủ,
ông không hàm ý là mọi người cùng cai trị; ông định nghĩa nó là một dạng
chính phủ mà “tôn vinh bình đẳng, có luật pháp và công lý cho những
người cai trị.”
Có thể ông đã gọi hệ thống Do Thái một cách chính xác
hơn, “thần quyền dân chủ,” vì về bản chất nó chính là như vậy.
Trong kỷ nguyên Moses, người Do Thái bắt đầu củng cố và khẳng định một
xu hướng mà chúng ta cho là đã phá vỡ trật tự hiện hành. Họ là một dân tộc
nô lệ, đứng lên chống lại ông chủ Ai Cập, nền quân chủ cổ xưa nhất và
chuyên quyền nhất trên thế giới. Họ bỏ chạy vào sa mạc, và nhận được luật
khi gặp nhau đông đủ, không phải ở một thành phố lâu đời nào đó mà trên
sườn núi trọc, từ một người lãnh đạo lang bạt thậm chí không xưng mình là
vua. Chúng ta không biết núi Sinai của Moses ở đâu. Nó có thể là một núi
lửa lúc đó vẫn còn hoạt động. Tu viện Sinai hiện tại vốn luôn là một di tích