Kitô giáo; chắc chắn nó có từ thế kỷ 4 và cũng có thể sớm hơn thế 200
năm. Nhưng kể cả vậy, thì khoảng cách là 1.450 năm sau khi Moses xuống
núi. Có thể sau khi người Do Thái định cư ở Canaan, núi Sinai của Moses
vẫn là một địa điểm hành hương cho nhiều thế hệ. Nhưng truyền thống này
cuối cùng suy tàn và địa điểm đó bị rơi vào quên lãng, và chắc chắn những
người Kitô đầu tiên không thể tới đúng nơi được. Dù vậy, địa điểm thú vị
này, với vẻ đẹp mãnh liệt tột đỉnh, vẫn thích hợp với thi ca. Nó là bối cảnh
phù hợp cho một hành vi định hình của một dân tộc cách mạng, vốn không
công nhận các thành phố, quyền lực và của cải đương thời, và có khả năng
nhận thấy rằng có một trật tự đạo đức vượt lên trên trật tự thế giới. Sau này,
trong một đoạn đầy ấn tượng, Đệ nhị Isaiah diễn tả sự ca tụng của người
Do Thái đối với việc không có quyền lực dưới dạng Bầy tôi đau khổ của
Đức Chúa Trời nhưng cuối cùng chiến thắng; và tận sau này nữa, một môn
đồ người Do Thái, St Paul, từng hỏi: “Thiên Chúa lại đã không để cho sự
khôn ngoan thế gian ra điên rồ đó sao?” và trích dẫn Kinh Thánh: “Vì đã
viết: Ta sẽ hủy diệt sự khôn ngoan của hạng khôn ngoan, và trí thông thái
của hạng thông thái, ta sẽ thủ tiêu.”
Nhưng ngọn nguồn của truyền thống
này là từ Sinai.
Với kinh nghiệm lâu năm là khách trọ, người ngụ cư, đối với người Do
Thái thì cuộc di cư khỏi Ai Cập, lang thang trong sa mạc và núi Sinai
không có gì là mới cả. Nhưng sự kiện này, kéo dài chắc đã nửa thế kỷ, có
xu hướng xác nhận tính duy nhất của họ, thuyết phản đạo lý của họ, sự
khác biệt của họ. Điều lạ lùng như sử gia Do Thái Salo Baron đã chỉ ra, là
Chúa mà họ thờ phụng, dù đã hiện hữu trên núi Sinai, vẫn có thể mang theo
như thời Abraham: người ngự trong Rương Thánh tích,
chó lớn được làm cầu kỳ, hoặc có mặt trong hòm thánh
ở lều, hoặc hoạt
động bằng cách bắt thăm, Urim (có tội) và Tummin (không có tội).
Cái lõi
có thể di chuyển này hiện diện kể cả trong thời Ngôi đền, và ý tưởng cho
rằng Chúa không có nơi cư ngụ cố định sau khi Ngôi đền bị phá hủy đã dễ
dàng trở lại, nó luôn quan trọng hơn bất cứ điều gì trong Do Thái giáo. Nó
phù hợp một cách tự nhiên hơn với ý niệm của người Do Thái về Chúa phổ