Biểu hiện Weimar duy nhất mà ở một mức độ nào đó phù hợp với định kiến
bài Do Thái về Kulturbolschewismus Do Thái là Viện Nghiên cứu Xã hội
Frankfurt (1923). Các nhà lý luận của Viện, dẫn đầu là Theodor Adorno,
Max Horkheimer, Herbert Marcuse, Erich Fromm và Franz Neuman, rao
giảng về một phiên bản nhân văn của chủ nghĩa Marx trong đó văn hóa
quan trọng hơn nền chính trị thực tế. Thái độ và khái niệm Do Thái không
nghi ngờ gì đã đóng một vai trò trong công trình nghiên cứu của họ. Họ
thích thú với học thuyết bị xa lánh của Marx. Họ rất có ý thức về tầm quan
trọng của phân tâm học và tìm cách Freud hóa chủ nghĩa Marx bằng nhiều
cách khác nhau. Qua việc sử dụng phương pháp Marxist, họ cũng tìm cách
chứng minh bằng cách nào các giả định kinh tế-xã hội quyết định suy nghĩ
của hầu hết mọi người về những sự chuyên chế văn hóa. Việc làm này có
tính lật đổ rất cao, và từ những năm 1950 trở đi tỏ ra vẫn có ảnh hưởng.
Nhưng lúc đó, rất ít người Đức đã từng nghe nói tới trường phái Frankfurt
này. Điều đó đặc biệt đúng với cựu thành viên nổi tiếng nhất của trường
phái, Walter Benjamin (1892-1940), người thấy khó mà trình bày suy nghĩ
của mình sao cho có thể xuất bản được và cũng xuất bản tương đối ít lúc
còn sống, ngoài một vài bài báo và tiểu luận, luận án tiến sĩ, một cuốn sách
về cách ngôn và một vài bức thư có chú giải về sự xuất hiện của văn hóa
Đức. Tác phẩm để đời của ông về cơ bản được Adorno biên soạn và xuất
bản năm 1955.
Benjamin nằm trong số nhà tư tưởng có tính Do Thái nhất trong các nhà tư
tưởng Đức hiện đại, mặc dù ông không theo tôn giáo nào như vậy. Nhưng
như người bạn lớn của ông, sử gia Gershom Scholem, từng chỉ ra suy nghĩ
của ông xoay quanh hai khái niệm Do Thái cơ bản: Mặc khải - sự thật được
tiết lộ thông qua sách thánh - và Cứu chuộc.
lực lượng cứu thế. Trước năm 1914, lực lượng đó là tuổi trẻ: ông là lãnh
đạo trong một phong trào thanh niên cấp tiến chủ yếu gồm người Do Thái
do Gustav Wyneken lập ra. Nhưng khi Wyneken chuyển sang yêu nước
năm 1914, Benjamin đã lên án ông này, và sau chiến tranh ông quay sang
văn học và coi nó như Chúa cứu thế. Ông cho rằng một số văn bản nổi bật