ghi: “Tôi ổn. Tôi làm việc và sức khỏe tốt.” Trên đường tới Treblinka, họ
dựng một nhà ga giả có quầy bán vé, đồng hồ vẽ bằng tay và một biển báo
ghi: “Đi Bialystok.” Các buồng hơi ngạt được ngụy trang thành các phòng
tắm, có dấu thập đỏ trên cửa. Đôi khi, SS yêu cầu các dàn nhạc của người
trong trại chơi nhạc giữa lúc người Do Thái được dẫn tới “nhà tắm.” Cách
ngụy trang này được duy trì cho đến cuối cùng. Một mẩu giấy ghi chép
được tìm thấy trong quần áo của một nạn nhân ghi: “Chúng tôi tới nơi sau
một chuyến đi dài và trước lối vào là một tấm biển đề ‘Nhà tắm.’ Bên
ngoài, mọi người nhận xà phòng và khăn tắm. Ai mà biết được họ sẽ làm gì
với chúng tôi?”
Tại Belzec, ngày 18 tháng 8 năm 1942, Kurt Gerstein một
chuyên gia khử trùng của SS nghe tiếng một sĩ quan SS nói trong lúc đàn
ông, đàn bà, trẻ em, tất cả đều trần truồng, bị đẩy vào buồng tử thần:
“Không đau đâu. Cứ thở sâu cho nở phổi. Đó là một cách để ngăn ngừa
bệnh truyền nhiễm. Đó là một loại thuốc tẩy trùng tốt.”
Sự lừa dối thường có hiệu quả vì người Do Thái muốn bị lừa dối. Họ cần
nuôi hy vọng, SS khôn khéo phao tin trong các ghetto rằng chỉ một bộ phận
người Do Thái sẽ bị trục xuất, và thành công trong việc thuyết phục ban
lãnh đạo Do Thái tin rằng mức độ hợp tác tối đa sẽ mang lại cơ hội sống sót
tốt nhất. Người Do Thái trong ghetto miễn cưỡng tin vào sự tồn tại của các
trại giết người. Khi hai thanh niên Do Thái trốn thoát khỏi Chelmno đầu
năm 1942 và mô tả những gì họ đã thấy ở đó, người ta cho rằng họ đã hóa
điên bởi những gì họ trải qua, báo cáo của họ không được cung cấp cho báo
chí bí mật. Mãi tới tháng 4, khi các báo cáo từ Belzec xác nhận câu chuyện
Chelmno, thì người Do Thái Warsaw mới tin là có cỗ máy tử thần. Tháng 7,
người đứng đầu ghetto Warsaw là Adam Czemiakow nhận ra rằng mình
không thể cứu được dù là trẻ con, đã tự tử bằng cyanide, để lại một mẩu
giấy: “Tôi hoàn toàn bất lực. Tim tôi run lên trong buồn bã và đồng cảm.
Tôi không thể chịu đựng tất cả những chuyện này thêm nữa. Việc làm của
tôi sẽ chứng tỏ với mọi người đâu là điều nên làm.”
Nhưng ngay cả trong
giai đoạn này, nhiều người Do Thái vẫn bấu víu vào hy vọng rằng chỉ một
số người sẽ phải chết. Jacob Gens, người đứng đầu ghetto ở Vilna, nói