con số là trên 30 tỉ đôla.
Khoản tiền bồi thường này không thể nói là hào
phóng hay thậm chí là đủ. Nhưng nó lớn hơn rất nhiều so với mức
Weizmann hay Ben Gurion trông đợi, và nó thể hiện phần nào mong muốn
chân thành của chính phủ liên bang hối chuộc cho tội ác của Đức.
Phần còn lại của câu chuyện bồi thường thì không được hài lòng cho lắm.
Không một nhà tư bản công nghiệp Đức nào từng tham gia vào chương
trình lao động nô lệ lại thừa nhận trách nhiệm đạo đức dù nhỏ nhất cho
những hậu quả khủng khiếp của chương trình này. Trong quá trình biện hộ
trước các cáo buộc hình sự cũng như những tuyên bố đòi bồi thường dân
sự, họ lập luận rằng trong hoàn cảnh chiến tranh tổng lực thì quy trình lao
động khổ sai không trái luật. Họ phản đối tới tận cùng về mặt pháp lý việc
bồi thường, và trong suốt quá trình đó thường cư xử bằng một sự pha trộn
đáng chú ý giữa keo kiệt và ngạo mạn. Friedrich Flick tuyên bố: “Không ai
trong số rất nhiều người biết tôi cũng như các đồng bị cáo của tôi sẽ muốn
tin rằng chúng tôi đã phạm tội ác chống lại loài người, và không điều gì
thuyết phục được chúng tôi rằng mình là tội phạm chiến tranh.”
không trả dù chỉ 1 mác Đức, có khối tài sản trị giá trên 1.000 triệu đôla khi
chết vào năm 1972, thọ 90 tuổi. Các công ty Đức bồi thường tổng cộng có
13 triệu đôla và gần 15.000 người Do Thái chia nhau số tiền đó. Các công
nhân nô lệ của IG Farben tại Auschwitz mỗi người nhận 1.700 đôla, các nô
lệ của AEG-Telefunken nhận 500 đôla hoặc ít hơn. Gia đình những người
bị buộc làm việc đến chết không nhận được gì.
nhà tư bản công nghiệp Đức không tệ hơn cách cư xử của các nhà nước kế
vị khác. Chính phủ Đông Đức thậm chí không buồn trả lời các yêu cầu đòi
bồi thường. Cũng chẳng có bất cứ hồi đáp nào từ Rumania. Cả khu vực
rộng lớn do họ kiểm soát từ năm 1945 chẳng mang lại cho người Do Thái
bất cứ thứ gì.
Cách cư xử của Áo là tệ hơn cả. Dù đại đa số người Áo đã ủng hộ
Anschluss, dù gần 550.000 trong tổng số bảy triệu người Áo thực chất là
thành viên Đảng Quốc xã, dù người Áo đã chiến đấu bên người Đức trong