Công đồng Vatican thứ hai, với vai trò đứng đầu Ban thư ký vì sự thống
nhất của người Kitô, ông có cơ hội dập tắt, một lần và mãi mãi, lời buộc tội
giết Chúa có từ xa xưa chống lại người Do Thái, ông phụ trách kế hoạch
của Công đồng, “Về người Do Thái,” mở rộng nó thành “Tuyên bố về quan
hệ của Giáo hội với các tôn giáo phi Kitô,” bao gồm Ấn Độ giáo, Phật giáo,
Hồi giáo cũng như Do Thái giáo, và lái nó thành công qua Công đồng,
được Công đồng thông qua vào tháng 11 năm 1965. Đó là một văn bản
miễn cưỡng, kém thẳng thắn hơn so với những gì Bea đã hy vọng, nó
không xin lỗi việc giáo hội ngược đãi người Do Thái, và không thừa nhận
đầy đủ đóng góp của Do Thái giáo đối với Kitô giáo. Đoạn quan trọng viết:
“Đúng là giới chức Do Thái và những người theo họ đã thúc giục cái chết
của Đức Kitô; nhưng những gì xảy ra trong cái chết của Ngài không thể
quy cho tất cả người Do Thái đang sống khi đó mà không phân biệt, cũng
như không thể quy cho người Do Thái hôm nay. Dù Giáo hội là con chiên
mới của Chúa, song người Do Thái không nên là đại diện của Chúa, bị
Chúa chối bỏ hay nguyền rủa, như thể việc này đến từ Kinh Thánh.”
không nói nhiều. Nhưng nó là một cái gì đó. Vì sự phản đối kịch liệt mà nó
tạo ra, nên thậm chí nó có thể được coi là rất nhiều. Hơn nữa, nó là một
phần của một quá trình lớn hơn nhiều mà nhờ đó thế giới văn minh tìm
cách tấn công các thiết chế chống giữ cho chủ nghĩa bài Do Thái.
Điều đó đáng hoan nghênh. Nhưng người Do Thái đã hiểu ra rằng thế giới
văn minh dù có được định nghĩa thế nào đi nữa, cũng không thể tin được.
Bài học quá lớn mà người Do Thái học được từ Holocaust là nhu cầu cấp
bách phải có cho mình một nơi nương náu lâu dài, độc lập và trên hết là có
chủ quyền, nơi nếu cần thiết tất cả người Do Thái trên thế giới có thể tìm
thấy sự an toàn trước kẻ thù. Thế chiến I tạo nên ý tưởng về một nhà nước
Zion. Thế chiến II làm cho nó trở nên tối quan trọng. Nó thuyết phục đại đa
số người Do Thái rằng một nhà nước như thế phải được lập ra và được đảm
bảo an toàn với bất cứ giá nào, với chính họ hay với bất kỳ ai.