LỊCH SỬ DO THÁI - Trang 738

Giờ thì chúng ta chuyển sang quốc gia Zion, lãnh thổ mà trên thực tế người
Do Thái có thể có được, định cư, phát triển và bảo vệ nó. Cách tiếp cận
thực tế này là cách mà các tổ chức Zion chính sử dụng, và trên thực tế trở
thành chính sách của nhà nước Israel. Đó là cách tiếp cận hợp lý, vì nó
mang đến triển vọng lớn nhất như có thể cho kỹ năng đàm phán của người
Do Thái. Nó cho phép các nhà lãnh đạo Do Thái nói rằng họ sẽ chấp nhận
bất cứ đường biên giới nào mà bao gồm các khu vực do người Do Thái
chiếm giữ, gắn liền với nhau và có thể bảo vệ được. Do đó, ở từng giai
đoạn, trong và sau thời kỳ ủy trị, người Do Thái tỏ ra linh hoạt và sẵn sàng
chấp nhận bất cứ đề xuất chia nhỏ hợp lý nào. Tháng 7 năm 1937, Kế
hoạch chia nhỏ của ủy ban Peel đã đem đến cho họ chỉ mỗi Galilee từ
Metulla đến Afula, và dải đất ven biển từ một điểm cách Gaza 20 dặm về
phía bắc tới Acre, bị cắt ngang bởi một hành lang dẫn tới một khu nằm lọt
giữa Jerusalem do người Anh nắm giữ.

29

Người Do Thái chần chừ, nhưng

rồi họ chấp nhận kế hoạch này. Người Ả-rập, được chia ba phần tư diện
tích Palestine, thì bác bỏ kế hoạch mà không thảo luận gì.

Khi đề xuất chia nhỏ tiếp theo của Liên Hợp Quốc năm 1947 được đưa ra,
việc định cư đã thay đổi và đề xuất này phản ánh điều đó. Nó không trao
cho người Do Thái Acre và Tây Galilee, khi đó chủ yếu là của người Ả-rập,
nhưng nó thêm vào phần của người Do Thái gần như toàn bộ sa mạc Negev
và một phần của khu vực Biển Chết. Nếu như trước kia Peel chỉ cho người
Do Thái 20% Palestine, thì giờ đây Liên Hợp Quốc cho họ 50%. Đó không
phải là Miền đất hứa theo bất cứ định nghĩa nào, vì nó không bao gồm
Judaea và Samaria, toàn bộ Bờ Tây và quan trọng nhất là Jerusalem. Nhưng
người Do Thái dù có miễn cưỡng đến đâu, vẫn chấp nhận đề xuất này. Triết
lý thực tế của họ được giải thích rõ ràng bởi Abba Eban cựu học giả
Oxford, sau này là Bộ trưởng Ngoại giao và nhà đàm phán chính của nhà
nước mới trong nhiều năm. Ông nói, người Do Thái đồng ý mất những khu
vực có ý nghĩa tôn giáo và lịch sử đối với bản thân, vì có “một hàm ý chia
nhỏ vốn có trong việc phát triển vị thế quốc gia Do Thái” ngay từ khoảnh
khắc nó trở thành “một triển vọng chính trị cụ thể” - tức chế độ ủy trị của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.