Likud, ngày 9 tháng 11 năm 1977, ông đề xuất đàm phán các điều khoản
hoà bình. Tiến trình hoà bình kéo dài, phức tạp và khó khăn. Nó được Tổng
thống Mỹ Jimmy Carter dàn xếp và được người đóng thuế Mỹ cam kết tài
trợ đầy hào phóng, một yếu tố không thể thiếu được. Tiến trình kết thúc
bằng một phiên họp marathon kéo dài 13 ngày, bắt đầu từ ngày 5 tháng 9
năm 1978 tại Trại David - nhà nghỉ mùa hè của Tổng thống, thường được
Begin gọi là “một trại tập trung xa xỉ.” Mất thêm sáu tháng nữa để hiện
thực hóa thỏa thuận đạt được ở đó bằng một hiệp ước chi tiết.
Thỏa thuận đạt được là một thỏa thuận đích thực; vì thế nó tồn tại lâu dài.
Ai Cập công nhận quyền được tồn tại của Israel, mang đến đảm bảo chắc
chắn cho biên giới phía nam của nhà nước non trẻ, trên thực tế là rút khỏi
ván bài quân sự và do đó lần đầu tiên mang lại ít nhiều an ninh thực sự cho
Israel. Đổi lại, Israel bàn giao Sinai, bao gồm cả các mỏ dầu, sân bay và
khu định cư, tất thảy đều có ý nghĩa tình cảm sâu sắc đối với Israel. Israel
cũng cam kết tích cực đàm phán về Bờ Tây và thậm chí nhường Jerusalem
để đổi lấy một hiệp ước bổ sung với người Palestine và các quốc gia Ả-rập
khác. Nhưng những hy sinh cuối cùng này trên thực tế không diễn ra. Trại
David mang đến cho người Ả-rập Palestine cơ hội tốt nhất với họ kể từ kế
hoạch chia nhỏ của Liên Hợp Quốc năm 1947. Một lần nữa, họ đã lãng phí
cơ hội mà thậm chí còn không buồn đàm phán. Do đó, Israel nắm giữ
Judaea và Samaria, dù vẫn với tư cách “các lãnh thổ bị chiếm đóng” chứ
không phải những vùng đất được quốc tế công nhận. Hiệp ước, thỏa thuận
lịch sử nào cũng đều đòi hỏi những hy sinh to lớn từ các bên ký kết. Hiệp
ước này đã lấy đi một vài người bạn chính trị lâu đời nhất của Begin. Nó
được đánh đổi bằng cuộc đời của Sadat, kẻ thù nguy hiểm-nham hiểm nhất
và can đảm-hào phóng nhất trong mọi kẻ thù của Israel.
Trong một bối cảnh lịch sử, hiệp ước hoà bình Israel-Ai Cập có tầm quan
trọng chẳng thể tính được không chỉ với bản thân nó, mà còn với cả thời
điểm được chọn để ký kết. Từ những năm 1920, nguồn gốc của sức mạnh
Ả-rập về cả kinh tế lẫn ngoại giao luôn là những mỏ dầu ở vịnh Ba Tư và