Ba Tư và khoảng 20.000 đến từ Ấn Độ. Nga tiếp tục là nguồn cung lớn về
người nhập cư tương lai, nhưng số lượng người nhập cư thực sự đến từ Nga
phụ thuộc vào những dao động trong chính sách Xô Viết. Trong giai đoạn
1948-1970, chỉ có 21.391 người Do Thái Nga đến Israel, nhưng trong bốn
năm 1971-1974 hơn 100.000 được ra đi.
Trong 25 năm đầu tiên của mình, chủ yếu thông qua nhập cư, dân số Israel
tăng từ 650.000 người ban đầu lên trên ba triệu. Tiếp nhận, cung cấp nhà ở,
giáo dục và tạo công ăn việc làm cho những người mới tới trở thành ưu tiên
quan trọng chỉ đứng sau an ninh cơ bản, và là mục lớn nhất trong ngân sách
của Israel chỉ sau quốc phòng. Đưa người Do Thái ra khỏi những nơi được
gọi là “vùng đất căng thẳng” đôi khi đòi hỏi các nỗ lực đặc biệt, chẳng hạn
như các chiến dịch hải vận và không vận đưa 43.000 người Do Thái ra khỏi
Yemen chỉ trong một năm, từ tháng 6 năm 1949 đến tháng 6 năm 1950, hay
chiến dịch không vận bí mật đưa 20.000 người Do Thái Falasha từ Ethiopia
“hồi hương” giữa những năm 1980.
Trong công việc hoà trộn cộng đồng quốc gia mới này, hai công cụ quan
trọng nhất là quân đội và tiếng Hebrew. Lực lượng Phòng vệ Israel, nhờ sự
cứng đầu của người Ả-rập, đã kế thừa kibbutz, sản phẩm đặc trưng nhất của
nhà nước Zion, và có ảnh hưởng rất lớn trong việc thay đổi cái nhìn của thế
giới về người Do Thái. Nó cũng trở thành phương tiện giúp con cái những
người nhập cư được bình đẳng về mặt cảm xúc trong xã hội. Việc chấp
nhận tiếng Hebrew là một thành tựu thậm chí còn nổi bật hơn. Cho tới cuối
thế kỷ 19, không có ai nói tiếng Hebrew như ngôn ngữ thứ nhất của mình.
Quả thực, với tư cách một ngôn ngữ nói, nó đã được tiếng Aram kế thừa
(trừ trong những mục đích tế lễ) vào cuối thời Kinh Thánh. Nó dĩ nhiên vẫn
là ngôn ngữ viết chủ yếu của Do Thái giáo. Các học giả Do Thái gặp gỡ ở
Jerusalem thấy mình có thể nói tiếng Hebrew với nhau, mặc dù cách phát
âm Ashkenazi và Sephardi khác biệt khiến việc hiểu nhau trở nên khó
khăn. Nhà nước Zion đã có thể dễ dàng nói tiếng Đức hoặc tiếng Yiddish,
nhưng cả hai đều cho thấy chúng là thảm hoạ. Eliezer ben Yehuda (1858-