mục đích tôn giáo (chứ không phải mục đích xã hội), nhưng cả hai đều
không đến cùng giáo đường như người Do Thái Bene Israel hay Cochin.
Tất cả người Do Thái da trắng và nhiều người Do Thái da đen nói tiếng
Anh, họ phát triển mạnh dưới chế độ cai trị của Anh, phục vụ xuất sắc
trong quân đội, trở thành công chức, thương gia, chủ cửa hàng và thợ thủ
công, đi học Đại học Bombay, học tiếng Hebrew, dịch các tác phẩm kinh
điển của người Do Thái sang tiếng Marathi, ra trường làm kỹ sư, luật sư,
giáo viên và nhà khoa học. Một người trong họ trở thành thị trưởng
Bombay, trung tâm của mọi nhóm Do Thái ở Ấn Độ, năm 1937. Nhưng Ấn
Độ độc lập trở nên kém dễ chịu hơn với họ, và với việc lập ra nhà nước
Israel thì hầu hết đã chọn cách di cư, do vậy đến những năm 1980 chỉ còn
khoảng trên 15.000 người Bene Israel và 250 người Do Thái ở bờ biển
Cochin.
Việc những nhóm đó sống sót không phải là minh chứng cho sức mạnh
chiêu dụ tín đồ của Do Thái giáo, mà là minh chứng cho khả năng thích
ứng ngoan cường của Do Thái giáo kể cả trong các hoàn cảnh bất lợi nhất.
Nhưng không thể phủ nhận rằng những sự kiện thảm hoạ của thế kỷ 20 đã
gần như phá hủy hàng chục cộng đồng Do Thái, nhiều trong số đó có từ
thời cổ đại. Chế độ cộng sản hậu chiến ở Trung Quốc chẳng hạn, đã áp đặt
giải pháp cuối cùng của họ đối với dân số Do Thái của Trung Quốc, mà
phần lớn là người tị nạn Hitler từ Nga Xô và châu Âu sang, gồm cả con
cháu của người Do Thái đã từng sống ở Trung Quốc từ thế kỷ 8 trở đi.
Những tiền đồn cô đơn ở Viễn Đông như Hong Kong có khoảng 1.000
người Do Thái, Singapore có 400, tất cả đều bỏ chạy hoặc bị đuổi đi.
Khắp thế giới Ả-rập, cuối những năm 1940 và trong những năm 1950, các
cộng đồng Sephardi lịch sử giảm xuống còn một phần nhỏ so với quy mô
lúc trước chiến tranh, hoặc bị xóa sổ hoàn toàn. Tại nhiều nơi ở châu Âu,
người Do Thái sống sót hoặc trở về từ sự hủy diệt của Holocaust tiếp tục bỏ
xứ, đa phần tới Israel. Dân số nói tiếng Ladino của Salonika, từ 60.000
người năm 1939 chỉ còn lại 1.500 trong những năm 1980. Cộng đồng Do