giáo dục và công cuộc truyền giáo. Một lần nữa, các dòng tu mới thành lập
và các dòng tu hồi sinh lại trở nên yếu tố then chốt cho sự canh tân của toàn
thể Giáo Hội Công Giáo. Tổ chức Truyền Giáo Nước Ngoài được tái thiết
lập vào năm 1815, và với sự giúp đỡ đắc lực của các linh mục dòng Tên,
sinh hoạt truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo lại sống động trở lại. Trong
thời kỳ của Ðức Giáo Hoàng Piô IX, số thành viên của dòng Tên đã gia
tăng gấp đôi, và các chủng viện cũng như đan viện của mọi dòng đều đầy
ắp các chủng sinh.
Bất cứ sự chỉ trích nào về thái độ của Ðức Giáo Hoàng Piô IX đối với
thế giới cận đại đều phải được nhìn dưới khía cạnh của sự đổi mới lớn lao
trong đức tin và đời sống Công Giáo qua các chính sách của ngài. Thế kỷ
này không chỉ là một giai đoạn đầy thử thách nhưng còn là sự tái thức tỉnh
đức tin Công Giáo nhờ sự dẫn dắt của đức giáo hoàng cũng như các vị đại
thánh. Thánh Gioan Vianney (1786-1859), Cha Sở họ Ars, là một linh mục
tài ba có thể đọc được tâm hồn người khác. Thánh Clement Hofbauer là
một linh mục dòng Chúa Cứu Thế đã hồi sinh Giáo Hội ở miền nam nước
Ðức. Ở Hoa Kỳ, Giáo Hội Công Giáo, qua sự di dân từ các quốc gia Công
Giáo Âu Châu, đã phát triển thành một tổ chức Kitô Giáo lớn nhất quốc gia
trong hậu bán thế kỷ mười chín. Mặc dù Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ đã
bị bách hại và bị tẩy chay, và hầu như mọi năng lực đều được dùng để thiết
lập giáo hội và tự vệ, giáo hội này cũng có các vị thánh nổi tiếng: John
Neumann, Elizabeth Seton, Frances Cabrini, và vị chân phước người thổ
dân là Kateri Tekakwitha.
Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII
Là người kế vị Ðức Piô IX, Ðức Lêô XIII (làm giáo hoàng từ 1878 đến
1903) đã tìm cách khôi phục vai trò lãnh đạo của giáo hoàng và ảnh hưởng
của Giáo Hội Công Giáo trong cái nhìn của thế giới cận đại. Mặc dù không
phải là một người theo chủ nghĩa tự do, Ðức Lêô XIII là một nhà ngoại
giao đã nhận thấy phương cách duy nhất để ngăn ngừa Giáo Hội Công Giáo
khỏi trở thành một yếu tố xa lạ trong thế giới cận đại là tìm cách hòa hợp