LỊCH SỬ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO - Trang 98

đàn công khai của mọi ý kiến, tốt cũng như xấu. Ðức giáo hoàng muốn giáo
dân nhớ rằng Thiên Chúa đã đảm bảo mặc khải chân lý cho Giáo Hội, chứ
không phải ý kiến công cộng hay các ý tưởng mới mẻ của các học giả.

Ðức Giáo Hoàng Piô IX tìm cách làm sáng tỏ một vài quan điểm của

đức tin Công Giáo đang được thắc mắc và tranh luận. Thí dụ, vào năm
1854, ngài chính thức xác định một tín điều là Ðức Maria, Mẹ Thiên Chúa,
được thụ thai mà không mắc tội tổ tông — tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Tín điều này được xác nhận một cách lạ lùng khi chính Ðức Maria hiện ra
với cô Bernadette Soubirous ở Lộ Ðức, nước Pháp, vào năm 1858, và tự
xưng là “Ðấng Vô Nhiễm Nguyên Tội.” Mặc dù người Công Giáo không
buộc phải tin sự hiện ra của Ðức Maria, hầu hết người Công Giáo đã nhìn
đến hàng ngàn trường hợp chữa lành qua nước suối Lộ Ðức như một minh
chứng cho tính cách xác thực của việc hiện ra.

Trong Công Ðồng Vatican I ở Rôma năm 1869, Ðức Giáo Hoàng Piô

IX kêu gọi các giám mục Công Giáo hãy cùng nhau thảo luận về tương
quan giữa đức tin và lý lẽ, và về quyền tối cao cũng như giáo huấn bất khả
ngộ của đức giáo hoàng. Công đồng đã thông qua hai hiến chế tín lý. Hiến
chế tín lý Dei Filius đề cập đến thẩm quyền tối cao của sự mặc khải Thiên
Chúa và dạy rằng bản tính tự nhiên và lý lẽ của con người thì lệ thuộc vào
ơn sủng và đức tin. Hiến chế tín lý thứ hai, Pastor Aeternus, về quyền tối
cao và đặc tính bất khả ngộ của đức giáo hoàng, đã gây nên nhiều tranh
luận. Dù người Công Giáo từ lâu đã tin tưởng vào hai ý niệm này, một số
giám mục nghĩ rằng, trong thời gian đó, quyết định ấy sẽ làm chia rẽ Giáo
Hội thêm nữa. Tuy nhiên, phần lớn các giám mục đã bỏ phiếu chấp thuận
hiến chế tín lý này. Họ biết rằng vai trò lãnh đạo và thẩm quyền giảng dạy
của đức giáo hoàng, từng là nguồn hướng dẫn căn bản cho Giáo Hội trong
những lúc xáo trộn của quá khứ, thì đặc biệt cần thiết cho thế giới cận đại.
Hiến chế tín lý này khẳng định rằng khi đức giáo hoàng lên tiếng ex
cathedra
(nghĩa đen, “từ ngai tòa” Thánh Phêrô), nghĩa là, khi lên tiếng với
tư cách chủ chăn của Giáo Hội và là đấng kế vị Thánh Phêrô, ngài được
Chúa Thánh Thần ban cho ơn chân lý không thể sai lầm khi chính thức xác
định một học thuyết về đức tin hay luân lý. Dĩ nhiên, điều này không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.