và ngài giữ lập trường cứng rắn chống đối chủ nghĩa này. Khi lực lượng
Pháp giúp Ðức Giáo Hoàng Piô IX trở về Rôma năm 1850, ngài phải
trường kỳ tranh đấu với các lực lượng hỗ trợ các chính thể hợp hiến và các
quyền tự do chính trị. Chính sau một hành động quân sự mà Ðức Giáo
Hoàng Piô IX đã mất chủ quyền của Vatican vào năm 1870, đồng thời cũng
chấm dứt một giai đoạn lâu dài mà Giáo Hội Công Giáo được coi như một
lực lượng chính trị ở Âu Châu.
Ðiều được coi là thảm kịch dưới ánh mắt của đức giáo hoàng và nhiều
người Công Giáo — mất chủ quyền Vatican và các chính thể hợp hiến tự do
ngày càng gia tăng — thì điều đó lại trở nên một phúc lành và một cơ hội
cho Giáo Hội Công Giáo. Như Cha Lamenais đã tiên đoán, khi liên minh
chính trị giữa Giáo Hội và nhà nước chấm dứt, Giáo Hội Công Giáo có thể
tập trung vào sứ vụ thiêng liêng một cách rõ rệt hơn. Trong thế kỷ mười
chín, trên toàn Âu Châu, Giáo Hội Công Giáo đã mất đi hàng ngàn mẫu đất
và biết bao đan viện cũng như cơ sở qua phong trào tục hóa (chính phủ tiếp
thu) tài sản của Giáo Hội. Hệ thống chính thể mới, một cách tổng quát, đã
đưa đến một Giáo Hội Công Giáo nghèo hơn về tài chánh và ít uy thế về
chính trị. Tuy nhiên, thay vì tiêu diệt Giáo Hội, điều này lại giúp Giáo Hội
Công Giáo hướng về sứ vụ và thẩm quyền thiêng liêng của mình.
Giáo Hội Công Giáo và Chủ Nghĩa Tự Do Trí Thức
Ở Anh và Ðức trong thế kỷ mười chín, một nhóm Công Giáo xuất hiện mà
chúng ta có thể gọi là các nhà trí thức tự do. Họ mong muốn đức tin Công
Giáo có thể được thẩm định và trình bầy dưới ánh sáng của triết lý cận đại,
tiến bộ khoa học, và các phương pháp mới của nghiên cứu sử. Một số học
giả Công Giáo thuộc Ðại Học Tubingen ở Ðức tìm cách canh tân thần học
Công Giáo trong tinh thần này. Họ nhìn đến Giáo Hội và các học thuyết,
không chỉ trong hình thức bất động và bất biến, nhưng sống động, sôi nổi,
và phát triển — như sinh hoạt con người. Một vài người trong nhóm này, tỉ
như Johann A. Mohler (1796-1838) và Friedrich von Schlegel (c. 1829), có
ảnh hưởng lớn trong thần học Công Giáo của thế kỷ hai mươi. Ở Anh, Lord