cổ võ hiến pháp hoặc các chính thể đại nghị (thay vì chế độ quân chủ), sự
khoan dung của tôn giáo, sự tách biệt giữa giáo hội và nhà nước, và tự do
báo chí và giáo dục. Người Công Giáo chống với chủ nghĩa tự do chính trị
vì họ sợ lại tái diễn cảnh hỗn loạn và vô trật tự của thời Cách Mạng Pháp
và sự đàn áp Giáo Hội. Họ cũng mạnh mẽ chống đối tự do lương tâm, tự do
báo chí, và tự do giáo dục vì không muốn các ý tưởng và lạc thuyết lại
được coi ngang hàng với chân lý. Những người Công Giáo bảo thủ hoặc
“toàn bộ” (integralist) muốn duy trì sự liên minh giữa Giáo Hội và nhà
nước để chỉ có chân lý Công Giáo là được chính phủ bảo vệ và duy trì. Một
thị trường tự do mà trong đó chân lý ngang bằng với sự lầm lạc thì không
có gì hấp dẫn đối với họ.
Lúc đầu, chỉ có một vài người Công Giáo hỗ trợ chủ nghĩa tự do chính
trị, vì nó quá khác biệt với kiểu cách xã hội đã từng tiến hành trong bao thế
kỷ. Năm 1830, vị linh mục Pháp là Felicite de Lamenais (1782-1854) bắt
đầu ủng hộ các quyền tự do chính trị như một cách để giải thoát Giáo Hội
Công Giáo khỏi sự ràng buộc chính trị và để giúp giáo hội có thể theo đuổi
các sứ vụ thiêng liêng. Tuy nhiên, Lamenais là nhà ngôn sứ đi trước thời
đại. Khi ngài đến Rôma để tìm sự hậu thuẫn cho lập trường của mình, Ðức
Giáo Hoàng Grêgôriô XVI (làm giáo hoàng từ 1831 đến 1846), thay vì ủng
hộ đã lên án chủ nghĩa tự do chính trị trong sắc lệnh Mirari Vos (1832).
Theo quan điểm của đức giáo hoàng, chủ nghĩa tự do có liên quan với triết
thuyết hoài nghi thời Khai Sáng, và ngài đã từng gặp khó khăn với các cuộc
cách mạng chính trị tự do ngay ở quốc gia Vatican.
Trong khoảng 1830, ở Âu Châu (Bỉ) và Nam Mỹ, nhiều cuộc cách
mạng thành công đã tạo lập được các chính thể hợp hiến, do đó khi Ðức Piô
IX (1814-78) lên ngôi giáo hoàng năm 1846, ngài có khuynh hướng thuận
lợi với các lực lượng hỗ trợ sự tự do chính trị. Một số người Công Giáo và
các nhà cầm quyền thế tục đã bàng hoàng khi thấy một người theo chủ
nghĩa tự do lên ngôi giáo hoàng. Tuy nhiên, khi một số lực lượng cách
mạng giết vị tổng giám mục ở Balê, và một số khác ép buộc vị tân giáo
hoàng phải ra khỏi nước Ý sau khi được đắc cử, Ðức Giáo Hoàng Piô IX
tin rằng chủ nghĩa tự do chính trị thì nguy hiểm đối với Giáo Hội và xã hội,