trong Công Ðồng Chalcedon năm 451 mà trong đó các giám mục đã tổng
hợp và quân bình những điều tin tưởng chính đáng của hai trường phái
Antiôkia và Alexandria. Công đồng tuyên bố rằng Ðức Giêsu có hai bản
tính, thiên tính và nhân tính, cùng hợp với nhau “một cách không mơ hồ
hoặc biến đổi, không phân chia hoặc tách biệt” để hình thành một con
người trọn vẹn của Ðức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa nhập thể.
Yếu tố then chốt để giải quyết vấn đề là lá thư của Ðức Giáo Hoàng
Lêô I mà trong thư ấy, người đã tiên đoán đúng để đưa ra những hướng dẫn
cho các giám mục Ðông Phương trong Công Ðồng Chalcedon. Công đồng
này đem lại nhận thức căn bản về bản tính của Ðức Giêsu Kitô mà vẫn còn
giá trị cho đến ngày nay.
Nhưng không may, vấn đề không chấm dứt ở đây. Như đã xảy ra sau
Công Ðồng Nicaea năm 325, một số Kitô Hữu ở Ðông Phương tẩy chay
quyết định của Công Ðồng Chalcedon năm 451 và họ tiếp tục tin rằng Ðức
Giêsu Kitô chỉ có một bản tính (monophysis), là bản tính Thiên Chúa.
Những người này mệnh danh là Monophysite và tự tách rời thành lập giáo
hội riêng ở Ðông Phương. Một số (có thể nói hầu hết) các thần học gia sáng
giá của Ðông Phương trong thế kỷ thứ năm và thứ sáu đều thuộc
Monophysite. Ngay cả các thủ đoạn chính trị của các hoàng đế Ðông
Phương như Justinian cũng không thể tiêu diệt hoặc khuất phục được người
Monophysite.
Trong thế kỷ thứ năm và thứ sáu, có sự phát triển mạnh mẽ về tư
tưởng và quan niệm thần học trong Ðế Quốc Ðông Phương. Thần học này,
thường được gọi là Byzantine, được phong phú hoá bởi tư duy triết Hy Lạp,
kể cả lý luận của Aristotle. Thần học Byzantine không chỉ trích dẫn trong
Phúc Âm mà còn dùng đến các văn bản của các Giáo Phụ Ðông Phương
(ngay cả Ðức Cyril) như các nguồn trích dẫn có thẩm quyền. Ở Ðông
Phương, không có sự cách biệt lớn lao giữa giáo sĩ và giáo dân hoặc Giáo
Hội và nhà nước. Các hoàng đế như Justinian tự coi mình là thần học gia và
cảm thấy có trách nhiệm dẫn dắt Giáo Hội, ngay cả việc sử dụng đến quyền
bổ nhiệm hoặc truất phế các giám mục. Vào thời kỳ này, ở Ðông Phương