LỊCH SỬ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO - Trang 36

lầm, vì nếu như thế ơn cứu độ sẽ tùy thuộc vào công sức của loài người chứ
không phải là ơn sủng của Thiên Chúa. Một số thần học gia nghĩ rằng,
Thánh Augustine đã đi quá xa khi bài bác Pelagius, khi người cho rằng mọi
sự đều nhờ đến ơn Chúa và công phúc của loài người chỉ có giá trị rất nhỏ.
Công Ðồng Orange năm 529 đưa ra quyết định dựa trên quan điểm của
Thánh Augustine, nhấn mạnh đến sự tuyệt đối cần thiết của ơn Chúa để có
thể thi hành điều lành, nhưng cũng công nhận rằng cần có sự cộng tác của
loài người trong việc chấp nhận ơn sủng của Thiên Chúa.

Trong Ðế Quốc Ðông Phương, tình hình chính trị ổn định hơn đã đem

lại cơ hội cho các giám mục và thần học gia chú trọng đến các vấn đề thần
học. Trước hết, đức giám mục của Constantinople là Nestorius cho rằng
không thể gọi Ðức Maria là theotokos, nghĩa là Mẹ Thiên Chúa. Nestorius
là một phần tử của nhóm thần học được gọi là trường phái Antiôkia, nhóm
này không muốn bị mơ hồ giữa thiên tính và nhân tính. Gọi Ðức Maria là
Mẹ Thiên Chúa sẽ đưa đến sự lẫn lộn giữa Thiên Chúa và loài người, vì
Ðức Maria không thể sinh ra Thiên Chúa.

Tuy nhiên, một nhóm khác được gọi là trường phái Alexandria, do

Thánh Cyril là giám mục của Alexandria đứng đầu, lại không thấy có gì trở
ngại khi gọi Ðức Maria là Mẹ Thiên Chúa, vì câu xưng tụng đó đã bảo vệ
được tính cách hiệp nhất của thiên tính và nhân tính của Ðức Giêsu. Vấn đề
này được giải quyết vào năm 431 bởi Công Ðồng Êphêsô, trong đó các
giám mục tuyên bố là Nestorius sai lầm và xác nhận truyền thống lâu đời
của Kitô Hữu khi cầu xin với Ðức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Ðiều này có
nghĩa Ðức Maria là mẹ của Thiên Chúa trong bản tính loài người, người
mẹ của “Thiên Chúa làm người”, chứ không phải mẹ của Ðức Giêsu về bản
tính Thiên Chúa.

Cuộc tranh luận về bản tính của Ðức Kitô đã nẩy sinh một cuộc tranh

luận khác vào giữa thế kỷ. Không kể đến sự kèn cựa có tính cách chính trị
ở hậu trường giữa đức thượng phụ Constantinople và đức thượng phụ
Alexandria, còn có vấn đề thần học nghiêm trọng về bản tính Ðức Giêsu,
vấn đề Người chỉ có một bản tính là thiên tính hoặc có hai bản tính tách
biệt nhau gồm thiên tính và nhân tính. Sau cùng, vấn đề được giải quyết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.