CHƯƠNG V: GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
TRƯỚC THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (1650 -
1900)
Thế Giới Cận Ðại
Từ giữa thế kỷ mười bảy cho đến nay là một kỷ nguyên mới trong lịch sử
loài người, thường được gọi là thế giới cận đại. Thời gian này có gì khác
biệt? Ðời sống văn minh Tây Phương thay đổi vì sự xuất hiện của ngành
khoa học cận đại, một phương thức mới về triết lý chỉ dựa trên lý lẽ, và sự
cải tiến hệ thống chính trị trên khắp Âu Châu mà đương nhiên nó đã ảnh
hưởng đến hầu hết thế giới. Nền tảng xã hội Tây Phương lung lay tận gốc
rễ. Giáo Hội Công Giáo và mọi Kitô Hữu phải chịu thử thách cùng cực mà
nhiều khía cạnh của sự thử thách này vẫn còn kéo dài cho đến ngày nay.
1. Sự Xuất Hiện của Khoa Học và Kỹ Thuật
Thế kỷ mười bảy và mười tám thường được gọi là Thời Ðại Khai Sáng.
Một khía cạnh của thời đại này là cái nhìn mới về vũ trụ. Nicholas
Copernicus (1473-1543) cho rằng mặt trời là tâm điểm của hành tinh hệ và
trái đất xoay chung quanh mặt trời. Mặc dù điều này đã đảo ngược quan
điểm của nhà thiên văn học Hy Lạp là Ptolemy, ông Galileo Galilci (1564-
1642) chứng minh rằng quan điểm của Copernicus là đúng. Ngành khoa
học hiện đại về thiên văn được khai sinh. Sau đó không lâu, các người khác
như Sir Isaac Newton và Robert Boyle, đã tiên phong trong các ngành khoa
học mới về vật lý và hóa học. Những ngành này không những cách mạng
hóa sự hiểu biết về thế giới vật chất mà còn khai sinh việc ứng dụng khoa