LỊCH SỬ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO - Trang 84

học vào các vấn đề thực tế — kỹ thuật học — mà nó đã dẫn đến cuộc cách
mạng kỹ nghệ ở Anh và sau đó trên toàn Âu Châu. Các tiến bộ dựa trên
khoa học và kỹ thuật đã trở nên mục tiêu chính của xã hội Tây Phương.

2. Triết Thuyết Mới

Một khía cạnh khác của Thời Ðại Khai Sáng là phương thức mới về triết
học dựa trên lý lẽ con người. René Descartes (1596-1650) chủ trương rằng
mọi ý niệm phải được thắc mắc hay nghi ngờ cho đến khi lý lẽ chứng minh
là đúng. Triết thuyết này được gọi là Thuyết Duy Lý, nhấn mạnh đến khả
năng lý lẽ của con người để tìm ra chân lý của mọi sự. Sau này, một số triết
gia không chấp nhận việc đề cao lý lẽ và đề nghị các triết thuyết khác dựa
trên, hoặc bao gồm cảm nghiệm của con người hoặc bao gồm quy luật tự
nhiên có thể quan sát được của sự vật. Một điều mà hầu hết các triết gia này
chủ trương là bất cứ loại đức tin nào, kể cả đức tin Kitô Giáo, đều bị tẩy
chay, không được coi là một thành phần của triết học. Vì đối với họ, những
ai đặt nền tảng đời sống hay tín ngưỡng vào đức tin thì họ không được khai
sáng và vẫn sống trong thời quá vãng của sự tiến bộ con người.

3. Những Cảm Nghiệm Mới Trong Thể Chế Chính Trị

Thế giới cận đại còn kinh qua các biến động chính trị khi chính quyền thi
hành các hình thức cai trị mới hoặc bị người dân thúc ép. Ý tưởng một vị
vua nắm quyền cai trị là do thần quyền đã bị tẩy chay. Các giáo hội Kitô
Giáo ngày càng ít tích cực trong vai trò dẫn dắt và khuôn đúc sinh hoạt
chính trị của các quốc gia Âu Châu. Thật vậy, Giáo Hội Công Giáo và các
giáo hội Kitô Giáo khác thường trở thành nạn nhân của thủ đoạn chính trị
của các nhà cầm quyền thế tục, hoặc các tổ chức tôn giáo được coi là lỗi
thời và không còn chỗ đứng trong thể chế chính trị; ngay cả một số tổ chức
đã bị đàn áp.

4. Sự Tục Hóa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.