Một số triết gia trực tiếp tấn công Giáo Hội Công Giáo và Kitô Giáo,
nhất là nhà văn trào phúng kiêm triết gia Voltaire (1694-1778). Hơn bất cứ
ai khác, Voltaire đã biến việc chế nhạo Kitô Giáo trở thành mốt thời đại và
ông rất cay độc đối với Công Giáo. Hậu quả của điều đó là một tổ chức của
giới thượng lưu vô tín ngưỡng, được gọi là Freemason (Tam Ðiểm), xuất
hiện ở Pháp và thu hút được cả một số linh mục.
Một tấn công khác, không hiển nhiên nhắm đến Kitô Giáo, là khuynh
hướng dùng khoa học để nghiên cứu Phúc Âm với kiểu cách phân tích và
thẩm định như đối với bất cứ văn bản nào khác. Tự nó, phương cách này
không có gì sái quấy, nhưng những người theo chủ thuyết yếm thế, tỉ như
triết gia Pháp Pierre Bayle và các người khác, kết luận rằng Phúc Âm cũng
không khác gì với các sách khác.
Giáo Hội Công Giáo phản ứng như thế nào với các thách đố tri thức
này? Blaise Pascal (1623-62), một nhà toán học nổi tiếng của Pháp, đã lý
luận chống với Descartes bằng việc nhấn mạnh đến phương cách mà Thiên
Chúa đến với con người qua sự mặc khải, cảm nghiệm tôn giáo, và truyền
thống cũng như lý lẽ. Ông tin ở “Thiên Chúa của Abraham, Isaac, và
Giacóp… Thiên Chúa của Ðức Giêsu Kitô;” chứ không phải các thần trừu
tượng của triết gia. Ở Anh, cũng có nhiều người trong Anh Giáo bảo vệ
chân lý Kitô Giáo, tỉ như Ðức Giám Mục Joseph Butler. Không may, không
có người Công Giáo nào ở Pháp hay bất cứ đâu có khả năng bác bẻ lại
Voltaire, Diderot, và những triết gia sau này là những người làm suy yếu
Kitô Giáo. Các giáo hoàng thì kịch liệt tẩy chay lập trường coi Phúc Âm
như bất cứ văn bản nào khác, vì các ngài cho rằng đó là lời Chúa ban cho
Giáo Hội chứ không chỉ là lời của con người.
2. Giáo Hội Công Giáo và Khoa Học
Vào thời gian này, Giáo Hội Công Giáo hiểu Sáng Thế Ký dường như trái
ngược với những khám phá thiên văn của Copernicus và Galileo. Vào
những năm 1616 và 1623, Tòa Thẩm Tra Rôma lên án những khám phá
này, coi đó như một tấn công vào đặc tính không thể sai lầm của Kinh