Thánh. Giáo Hội Công Giáo chưa phân định rõ ràng sự khác biệt giữa vấn
đề lịch sử và khoa học trong Phúc Âm như ngày nay. Bây giờ, người Công
Giáo hiểu rằng các tác giả của Phúc Âm không có ý định viết các sách ấy
để dẫn giải các hiện tượng khoa học, hoặc để miêu tả các biến cố thực sự
qua khung cảnh lịch sử. Nhưng, Phúc Âm dạy chúng ta về chân lý tôn giáo
— về sự tương giao giữa con người với Thiên Chúa và với đồng loại — đó
là chân lý không thể sai lầm. Chúng ta có thể hiểu tại sao Giáo Hội thời
trước mơ hồ về vấn đề này, vì lúc ấy khoa học cận đại và các phương pháp
nghiên cứu lịch sử chỉ mới phát sinh.
Không may, các người yếm thế vẫn nêu lên việc kết án Galileo để
chứng minh rằng Giáo Hội Công Giáo chống với khoa học, xa rời thực tế
và thế giới cận đại. Tuy nhiên, nhà khoa học sử nổi tiếng Hung Gia Lợi là
Cha Stanley Jaki nhận định rằng, khoa học và kỹ thuật hiện đại chỉ phát
sinh một cách tự nhiên trong xã hội Tây Phương vì trước đây nó là xã hội
Kitô Giáo. Thay vì chống đối khoa học, Kitô Giáo đã phát sinh ra khoa học,
vì Kitô Giáo đề cao sự hiểu biết của con người, và vì muốn xúc tiến việc
loan truyền tin mừng qua các phương tiện chính đáng, tỉ như sự phát triển
ngành hàng hải của khoa học cận đại. Cha Jaki còn đưa ra các dẫn chứng về
hàng giáo sĩ cao cấp của Công Giáo, mà họ đã dựa trên sự quan sát và lý lẽ
để có những khám phá khoa học trước cả các khoa học gia ngoài đời thời
Khai Sáng đến hai ba thế kỷ.
Ngoài nhận định trên, từ lâu Giáo Hội Công Giáo đã nhận thấy những
giới hạn quan trọng của lý lẽ và khoa học mà thường bị bỏ quên, ngay cả
ngày nay. Thứ nhất, các khoa học gia và triết gia đời là những người lạc
quan đề cao khả năng của lý lẽ thì họ thường từ chối hoặc bỏ qua thực tại
của tội nguyên tổ. Học thuyết về tội nguyên tổ nói rằng lý trí của con người
bị u mê, đến mức độ nào đó, bởi tội lỗi và sự ích kỷ. Lý trí được con người
sử dụng, nhưng con người thường có thành kiến và sự suy đoán bị ảnh
hưởng bởi tội nguyên tổ và tội cá nhân, do đó họ không thể nào khách quan
và không thiên vị như họ lầm tưởng. Chỉ nhờ ơn Chúa và sự soi dẫn của
đức tin Kitô Giáo mới có thể giúp lý trí chúng ta nhìn thấy chân lý rõ ràng
hơn và sống xứng hợp với hoạch định của Thiên Chúa. Thứ hai, lý lẽ và