trồng cao su, 7.5000 mẫu trồng mía, 800 mẫu vườn tược, đậu, thuốc (trong
tỉnh Gia Định), 600 mẫu trồng gòn ở Thủ Dầu Một, 450 mẫu trồng cà phê
(trong đó 300 mẫu ở Thủ Dầu Một), lại còn vài vườn tiêu ở Bà Rịa.
Đất miền Tây Nam dành ưu tiên cho ruộng lúa, chiếm khoảng 2.400.000
mẫu trong tổng số đất có trồng tỉa của miền này là 2.460.000 mẫu, tức là
97 % diện tích trồng trọt, ngoài ra nên kể thêm khoảng 20.000 mẫu vườn
cây ăn trái.
Ruộng lúa miền Tây Nam đứng hàng đầu, chiếm 92 % diện tích trồng tỉa
của Nam kỳ, và là 37 % diện tích của toàn lãnh thổ Nam kỳ. Mức sản xuất
ước định như sau :
Mùa 1924—1925 : 22.270.000 quintaux
Mùa 1925—1246 : 19.900.000
Mùa 1926—1927 :
Mùa 1927—1928 : 28.239.500
Mùa 1928—1929 : 21.500.000
Tính đổ đồng, mỗi người ăn từ 175 đến 219 kg mỗi năm, ngoài ra còn dùng
để nấu rượu, nuôi gia súc. Số dư đem xuất cảng. Lúc trước Miến Điện là
nước xuất cảng lúa đứng đầu thế giới nhưng từ năm 1925, Nam kỳ lại dẫn
đầu. Gạo Nam kỳ kém phẩm chất hơn gạo Miến Điện vì quá nát, nhiều
tấm.
Về cao su, tuy phát triển mạnh nhưng chỉ có 1,9 % của tổng số sản xuất
trên thế giới.
Năng xuất lúa còn kém, đất tốt thâu hoạc 1.600 kg lúa mỗi mẫu, đất trung
bình và đất xấu từ 400 kg đến 600 kg, thua xa các nước khác. Lúc bấy giờ,
ở các tỉnh miền Hậu giang chưa biết phân hóa học là gì.
ảnh hưởng của kinh đào
Trước khi Pháp đến, những vùng thuận lợi có sông rạch đều làm ruộng rồi.
Trong thời cai trị của người Pháp, có thêm hai việc lớn :
— Đào kinh thêm ở những nơi có thể làm ruộng được, tạo đường giao
thông chuyên chở, rút bớt nước lụt, rút bớt phèn.
— Vài giống lúa sạ được canh tác có kết quả ở những nơi mực nước lụt quá
cao là loại lúa thường (lúa cấy) không sống nổi.