đã khai thác xong, kể luôn những phần đất giồng ở Long Xuyên, Châu Đốc,
Tân An, Sa Đéc. Trong các tỉnh này chỉ còn lại chừng 150.000 mẫu đất
chưa trồng tỉa ở vùng Đồng Tháp, vùng Láng Linh và phụ cận tỉnh lỵ Hà
Tiên là nơi đất quá phèn.
Từ năm 1880, các tỉnh trù phú như Bến Tre, Chợ Lớn, Gia Định, Gò Công,
Mỹ Tho, Trà Vinh, Vĩnh Long đã khai thác xong trên diện tích hơn phân
nửa diện tích canh tác vào năm 1929, tức là ở các tỉnh nói trên việc khẩn
hoang xúc tiến rất chậm, trong khoảng 50 năm người Pháp cai trị chỉ tăng
chừng 40 %.
Cũng từ năm 1880, các tỉnh Châu Đốc, Long Xuyên, Tân An, Hà Tiên, Sa
Đéc tính đến năm 1929, tăng thêm 3/4 so với diện tích canh tác cũ, đối với
các tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ thì tăng 2/3.
Khi mới chiếm cứ, thực dân chỉ chú trọng vào phần đất tốt, đông dân, có
sẵn đường giao thông ở miền Tiền giang. Các tỉnh này xem như giải quyết
xong từ năm 1910 tổng số là 651.000 mẫu, đến năm 1930 tổng số là
705.000 mẫu.
Từ năm 1910 trở về sau, thực dân mới chú ý các tỉnh ở xa, hoặc đất xấu
hơn thuộc Châu Đốc, Long Xuyên, Tân An, Sa Đéc, phía Đồng Tháp. Diện
tích đã canh tác ở các tỉnh nói trên cộng lại như sau :
1910 241.000 mẫu
1920 399.999 mẫu
1930 534.000 mẫu
Các tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng cũng phát triển từ năm 1910 về sau :
Cần Thơ
1910 132.000 mẫu
1920 202.000 mẫu
1930 205.000 mẫu
Sóc Trăng
1910 176.000 mẫu
1920 188.000 mẫu
1930 212.000 mẫu
Việc đào kinh đã thúc đẩy công tác khai khẩn ở hai tỉnh Cần Thơ và Sóc