LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM - Trang 114

Trăng từ năm 1890 đến 1920. Riêng về tỉnh Cần Thơ, khoảng 1900 đến
1920, có hơn 350 km kinh đào thêm nối qua Rạch Giá và Sóc Trăng.
Lúa sạ giúp khai thác phần đất bấy lâu bỏ hoang, nhờ đó mà Châu Đốc có
thêm 90.000 mẫu, Long Xuyên 47.000 mẫu (năm 1929).

Trường hợp đặc biệt ở Bạc Liêu, Rạch Giá

Đây là khu vực nhờ đào thêm kinh mà diện tích canh tác gia tăng với
những con số hùng biện nhứt. Đời Tự Đức, ít ai chịu tới làm ăn, lý do
chánh là đất quá phèn, đường giao thông chuyên chở khó khăn và quá xa
Sài Gòn. Hầu hết mấy con sông lớn vùng này đều đổ ngược qua phía vịnh
Xiêm La.
Mãi đến năm 1897 (trường hợp Bạc Liêu) và năm 1916 (trường hợp Rạch
Giá) mới có đường xe nối liền với Sài Gòn, trong khi đường xe lửa Sài
Gòn, Mỹ Tho đã có từ năm 1883. Việc đào kinh xáng giúp các vùng Bạc
Liêu và Rạch Giá bán lúa nhanh và có giá hơn trước, đồng thời đất ráo
phèn, nước bớt sâu dễ cày cấy hơn. Diện tích canh tác của hai tỉnh này gia
tăng như sau :
1880 20.000 mẫu
1890 83.000 mẫu
1900 136.000 mẫu
1910 265.000 mẫu
1920 405.000 mẫu
1930 600.000 mẫu
Ruộng hai tỉnh này chiếm 1/4 trong tổng số diện tích làm ruộng của toàn
cõi Nam kỳ.
Ngay khi vừa đào xong những con kinh đầu tiên, dân tứ xứ tới cất nhà, làm
ruộng mà nhà nước khỏi cần giúp đỡ về vốn liếng, gia súc, hoặc cây lá gì
cả. Họ đến cánh đồng bao la giữa Hậu giang và vịnh Xiêm La, mạnh ai nấy
chiếm, nấy cấm ranh. Chỉ trong 3 năm (1927—1930) họ tự động chiếm
17.000 mẫu. Việc chiếm hữu này xảy ra :
— Do những nông dân nghèo ở các tỉnh miền trên đến lập nghiệp. Họ
muốn làm chủ phần đất tương đối đầy đủ để nuôi sống gia đình.
— Do những người đem vốn lớn từ các tỉnh khác đến, họ mướn dân địa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.