LỊCH SỬ KHẨN HOANG MIỀN NAM - Trang 116

— Nghị định 10/5/1893 định rằng đất trưng khẩn không được ăn dài theo
mé kinh, mé sông rạch quá 1/4 của chu vi sở đất (tránh trường hợp người
tham, chỉ khẩn đất phía mặt tiền kinh rạch, đất mặt tiền thì luôn luôn có giá
hơn đất ở hậu bối).
— Nghị định 27/1/1896 quy định những lố đất đã xin tạm khẩn mà người
thừa kế không nhận làm chủ, trường hợp đất quá xấu, thì phải hoàn trả lại
để nhà nước ấp cho kẻ khác.
— Nghị định 13/10/1910 lần đầu tiên quy định đất công thổ được tư nhân
trưng khẩn phải bán theo giá thuận mãi, đặc biệt là đất trồng cao su. Nhà
nước chánh thức bán đất công thổ cho dân.
Nghị định của phủ toàn quyền ngày 27/12/1913 và của Thống đốc Nam kỳ
ngày 11/11/1914 định rằng đất ruộng chỉ cấp với điều kiện là đem đấu giá
công khai hoặc theo thể thức thuận mãi. Không bao giờ cấp cho không
(khỏi mua) những sở đất trên 300 mẫu như trước kia đã làm. Việc trưng
khẩn đất trên 1.000 mẫu phải do phủ Toàn quyền Đông Dương cho phép.
— Nghị định của phủ Toàn quyền ngày 26/11/1918 bổ túc nghị định
27/12/1913 : những người trong một gia đình chỉ có thể xin cấp cho không
(khỏi mua) một lần dứt khoát tối đa là 300 mẫu mà thôi. Chỉ có thể xin cấp
cho không một lần thứ nhì là 300 mẫu, nếu đã canh tác xong ít nhất là 4/5
của sở đất cấp cho không lần trước. Và đương sự không được quyền xin
cấp cho không một lần thứ ba.
— Nghị định 4/10/1928 quy định chặt chẽ việc khẩn đất, tuyệt đối cấm
không được chiếm đất công thổ theo kiểu tiền trảm hậu tấu, làm ruộng rồi
sau đó mới khai xin vào bộ. Cũng vì nghị định này mà số người xuống
Rạch Giá, Bạc Liêu để lập nghiệp phải giảm bớt, họ chẳng còn cơ hội khai
khẩn nơi nào họ thích, dành quyền ưu tiên như trước kia.
— Nghị định 25/6/1930 quy định những vùng còn cho phép và những vùng
không còn cho phép trưng khẩn. Đại khái, sau khi áp dụng nghị định này
thì chỉ có khoảng 150.000 mẫu ở Bạc Liêu và 80.000 mẫu ở Rạch Giá là
còn được phép cho trưng khẩn mà thôi, lẽ dĩ nhiên, chỉ còn loại đất phèn,
đất nước mặc quá thấp và xấu, thiếu kinh thoát thủy.
Hậu quả của những nghị định trên là tạo ra một thực tế bi đát. Người Pháp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.